Đất phèn là loại đất bị nhiễm độc, có độ pH rất thấp, nghèo dinh dưỡng, làm chậm quá trình phát triển của cây trồng. Vậy, tác hại của đất phèn cụ thể như thế nào?
Đất phèn ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất và làm giảm sinh trưởng của cây trồng. Tuy nhiên, đất phèn hoàn toàn có thể cải tạo được chỉ cần người dân nắm bắt một số kỹ thuật cơ bản và áp dụng các biện pháp cải tạo đất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bà con nhìn nhận tác hại của đất phèn, đồng thời, đưa ra các giải pháp thích hợp nhất để “giải độc” đất chua mặn.
Đất phèn là đất như thế nào?
Đất phèn là đất chứa nhiều gốc sunfat (SO42-), hay còn gọi là đất chua mặn, có tên khoa học là Thionic Fluvisols. Loại đất này có độ pH thấp từ 2-3 và chứa lượng chất độc Al3+, Fe2+, SO42 cực kỳ cao. Vì vậy, khả năng trao đổi và đệm của môi trường đất bị phá hủy và mất khả năng tự làm sạch. Từ đó, gây ra tình trạng đất bị ô nhiễm, thực vật và vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt.
Bà con có thể nhận biết đất phèn qua một số đặc tính như sau:
- Tầng đất mặn khi khô sẽ cứng, nhiều vết nứt.
- Độ pH dưới 4, đất chua, nghèo mùn, ít đạm.
- Thành phần cơ giới nặng và trong đất chứa nhiều chất gây hại cho cây trồng như: CH4, H2S, Fe3+, Al3+
- Quá trình phân hóa hữu cơ kém và hoạt động của các vi sinh vật có lợi chậm lại.
Tác hại của đất phèn
Tác hại của đất phèn ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng của cây, cụ thể như sau:
- Hạn chế quá trình trao đổi chất dinh dưỡng của cây trồng. Từ đó, hạn chế khả năng sinh trưởng và đem lại sản lượng thấp.
- Đất phèn gây ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất và hấp thụ dưỡng chất trong đất, ngoài ra, đất phèn còn khiến đất không thể tự cải tạo.
- Xảy ra một số hiện tượng ở cây trồng như: Chết mạ (cây lúa), chết mầm, vàng lá, trổ bông chậm…
Nguyên nhân hình thành đất phèn
Sau khi tìm hiểu tác hại của đất phèn, vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này?
Đầu tiên, đất phèn hình thành trong quá trình sử dụng đất của bà con khi sử dụng các loại phân bón nhiều lưu huỳnh. Hoặc do lâu ngày không cải tạo lại đất, bị phơi nhiễm và oxy hóa dẫn đến tình trạng đất bị nhiễm phèn.
Ngoài ra, còn có nguyên nhân khác như: Oxy hóa phèn tiềm tàng tại chỗ và tạo ra axit H2SO4 chứa nhiều độc Al3+, Fe2+, SO42-. Nguyên nhân này thường xảy ra chủ yếu ở vùng địa mạo đầm lầy, rừng ngập mặn, cửa sông trũng khó thoát nước. Hoặc do mực nước biển dâng và làm ngập đất.
Cách giải độc đất phèn hiệu quả nhất
Sau khi đã nhận ra tác hại của đất phèn, hẳn là bà con sẽ tìm kiếm phương pháp “giải độc” đất phèn hiệu quả nhất. Dưới đây là một số cách hiệu quả nhất để cải tạo đất chua mặn.
Cải tạo bằng phân bón
Cải tạo bằng phân bón là cách tốt nhất và dễ dàng nhất để làm “giải độc” đất phèn. Bà con có thể sử dụng sản phẩm phân bón hữu cơ PyLo D02 – Siêu Ra Rễ Cực Mạnh, Bung Đọt Nhanh, Hồi Sinh Đất, Giúp Đất Luôn Xốp, Giải Độc Phèn của PyLoAgri.
Vì tác hại của đất phèn nên cây sẽ phát triển kém và giảm hiệu quả canh tác, vậy nên, bà con cần sử dụng thuốc kích rễ để rễ cây phát triển mạnh, đâm chồi mới, tăng nảy mầm cho hạt giống và tăng sức đề kháng để chống lại các loại nấm, vi khuẩn.
Khi sử dụng thuốc kích rễ, không chỉ có tác dụng giúp cây tăng trưởng tốt mà còn có công dụng giúp đất tơi xốp và dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn. Đặc biệt, loại phân bón này còn có khả năng khử chua nhanh, chống vàng, bạc lá do ngộ độc phèn, ngộ độc hữu cơ hoặc thuốc.
Nếu bạn muốn cây phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất thì PyLo D02 – Siêu Ra Rễ Cực Mạnh, Bung Đọt Nhanh, Hồi Sinh Đất, Giúp Đất Luôn Xốp, Giải Độc Phèn chính là giải pháp hữu hiệu nhất.
Cày sâu, phơi ải
Cày sâu là biện pháp khiến bề mặt đất chua bị lộ ra ngoài, sau đó, bà con đưa nước mưa, nước tưới tiêu vào để rửa đi lớp chua. Còn phơi ải là sử dụng năng lượng mặt trời để kiểm soát tác nhân gây bệnh trong đất, bằng cách phủ lớp bóng trong suốt lên bề mặt đất để giữ năng lượng mặt trời.
Lên luống
Lên luống là biện pháp lật úp đất thành các luống cao khác nhau. Bề mặt đất sẽ được lật lên còn gốc mạ úp xuống, tạo lớp đệm hữu cơ. Cách này giúp giảm phèn hiệu quả và chống ngập úng tốt. Đồng thời, tạo tầng đất dày để bà con dễ dàng chăm sóc cây trồng.
Hệ thống thủy lợi
Để giảm tình trạng đất phèn do nước biển dần xâm lấn, cần xây dựng hệ thống mương máng tưới tiêu, đê ngăn nước biển tràn để tạo điều kiện cho việc xổ phèn. rửa mặn và tăng độ pH của đất.
Sau khi tìm hiểu về tác hại của đất phèn, hẳn là bà con đã nhận ra nguy cơ gây hại của hiện tượng này đối với cây trồng. Để mua phân bón hữu cơ PyLo D02 – Siêu Ra Rễ Cực Mạnh, Bung Đọt Nhanh, Hồi Sinh Đất, Giúp Đất Luôn Xốp, Giải Độc Phèn, bà con hãy liên hệ ngay với PyLoAgri để được tư vấn và đặt mua sản phẩm ngay hôm nay!
Hotline: 091 411 86 61
Nguồn: PyLoAgri.com
>>> XEM THÊM: 8 tác dụng của việc ủ phân hữu cơ trước khi bón cho cây trồng