Các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến cây có múi

Chia sẻ

Cũng như tất cả các loại cây trồng khác, cây có múi chịu tác động nhiều từ yếu tố dinh dưỡng. Đặc biệt, nếu trường hợp cây thiếu dinh dưỡng quả bị biến dạng, kém phẩm chất và giảm năng suất thương phẩm. Cây ăn quả có múi thường khá mẫn cảm với việc thừa – thiếu các yếu tố dinh dưỡng có sẵn trong đất hoặc từ phân bón, nguồn nước tưới,… Cùng PyLoAgri tìm hiểu chi tiết “Các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến cây có múi” nhé !

Sự thiếu hụt hay thừa dinh dưỡng sẽ khiến cây chậm phát triển, năng suất kém và ảnh hưởng đến chất lượng quả.
Sự thiếu hụt hay thừa dinh dưỡng sẽ khiến cây chậm phát triển, năng suất kém và ảnh hưởng đến chất lượng quả.

Các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến cây có múi

Các nguyên tố dinh dưỡng là yếu tố then chốt tham gia vào quá trình trao đổi đất, cấu tạo chất sống, các hoạt động sinh lý, tăng tính chống chịu của cây trồng. Đối với cây có múi cần các chất dinh dưỡng, nếu thiếu hụt hay thừa thì sẽ khiến cây chậm phát triển, quả đạt năng suất kém và ảnh hưởng đến chất lượng quả.

Vai trò của Đạm (N) đối với cây có múi

Đạm – thành phần rất quan trọng đối với cây có múi hay còn gọi là Nitơ. Không chỉ riêng đối với cây có múi, đây là thành phần dinh dưỡng quan trọng với hầu hết cây trồng. Vai trò chính của đạm (N):

  • Có mặt trong rất nhiều các hợp chất quan trọng.
  • Giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất và năng lượng cũng như các hoạt động sinh lý của cây trồng.
  • Thành phần có trong chất diệp lục của cây.
  • Thúc đẩy sự phát triển của lá và hình thành hoa.
  • Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ra hoa – đậu quả, hình thành và phát triển của cây.

Phân bón có chứa nitơ thường được sử dụng theo 3 dạng để hạn chế sự thất thoát đạm cho cây trồng:

Dạng 1: Sử dụng các loại phân bón kiểm soát sự phân giải

Dạng 2: Chọn các chế phẩm đạm Urea chậm tan

Dạng 3: Quản lý hàm lượng hữu cơ có trong đất

Trường hợp Bà con nông dân cần sử dụng dinh dưỡng đạm đối với cây có múi. Điều này sẽ tùy vào độ tuổi cây để xác định lượng phân bón cần cung cấp hàng năm.

  • Mới trồng: Một cây có múi cần khoảng 50 gram Nitơ
  • Khi 1 tuổi: Cây cần khoảng 110 gram Nitơ
  • Cây từ 1 – 6 tuổi: Cần thêm 110 gram Nitơ cho mỗi năm
  • Cây trưởng thành trên 6 tuổi: Cần khoảng 650 gram Nitơ

Lưu ý

  • Khi thiếu: Cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít phát triển, xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt trên các lá già, bắt đầu từ chóp lá. Khi thiếu trầm trọng số hoa bị giảm nhiều, năng suất thấp.
  • Khi thừa: Cây sinh trưởng mạnh, ức chế sự ra hoa, tán phát triển mạnh, nhưng cây dễ mẫn cảm với dịch hại và điều kiện ngoại cảnh. Lá mỏng, cây yếu dễ đỗ ngã, sức chống chịu sâu bệnh không cao.

Biện pháp khắc phục:

Bón phân dưới dạng phân đơn hoặc hỗn hợp cho cây ở những thời điểm quan trọng như: sau thu hoạch, trước mỗi đợt cây ra đọt non,…

Vai trò của Lân (P) đối với các loại cây có múi

Phân lân hay còn gọi là Phosphate có vai trò rất quan trọng đối với cây có múi. Loại phân này tham gia trong quá trình quang hợp của cây, liên quan đến quá trình vận chuyển và hình thành đường. Đồng thời, có mặt trong hoạt động enzyme của cây, quá trình hình thành hoa, phát triển và làm cho chất lượng quả tốt hơn.

Lân – một trong những thành phần tạo nên ATP và ADP, với vai trò:

  • Cung cấp năng lượng sống cho cây trồng
  • Kích thích sự hình thành phát triển sớm của rễ, thân gốc
  • Thúc đẩy sự hấp thu chất dinh dưỡng, sự phân chia tế bào, sự trao đổi chất.
  • Giúp cây lớn nhanh, phục hồi nhanh hơn.

Lưu ý:

  • Cây trồng nhiều đạm – ít lân: Quả bị dạng (không tròn quả), vỏ dày, thô xốp, hỗng giữa quả và quả ít nước.
  • Cây trồng thiếu Lân: Thiếu Lân, không một tế bào sống nào có thể tòn tại, sinh trưởng và phát triển một cách bình thường. Thời gian chín quả bị kéo dài, lá cây nhanh già, dễ rụng. Có thể nhận biết các dấu hiệu nhận biết thông qua sự thay đổi màu sắc ở lá từ trở nên xanh sẫm hơn bình thường đến chuyển hẳn sang màu đỏ tía.
  • Cây trồng thừa Lân: Khi thừa Lân lại không gây ảnh hưởng quá nhiều, vì đây là nguyên tố mang tính khá linh động, có khả năng luân chuyển từ cơ quan già sang cơ quan non.

Biện pháp khắc phục:

Việc cung cấp cân đối Nitơ và Lân sẽ cho năng suất và chất lượng quả tốt. Có thể cung cấp cho cây thông qua các chế phẩm đơn hay các dạng phân hỗn hợp vào các thời kỳ sau thu hoạch hay cây chuẩn bị ra hoa…

Với Phân bón lá NPK PyLo Nutri 01 – Bổ sung hàm lượng lân hữu cơ cực cao cùng các amino axit, humic axit,.. trên nền dung dịch lên men vi sinh tạo ra nhiều chất hữu cơ dễ hấp thụ và vi sinh phòng trừ bệnh cho cây trồng.

Phân bón lấ NPK PyLo Nutri 01 – Đánh thức mầm hoa, ra hoa đồng loạt

Vai trò của Kali (K) đối với cây có múi

Cần thiết cho mọi loại cây trồng, đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình chuyển hóa và hoạt động của chất béo, các protein, carbohydrate và chất diệp lục. Kali đóng vai trò hết sức quan trọng với cây có múi.

Vai trò chính của Kali với cây trồng có múi:

  • Chất này sẽ giúp cho cây có thể duy trì được sự cân bằng nước và muối trong tế bào.
  • Tăng sức đề kháng đối với sâu bệnh, khả năng đậu của tốt hơn.
  • Hạn chế mọc chồi non lúc ra hoa, tránh ảnh hưởng khả năng hô hấp của cây.
  • Tăng kích thước và chất lượng trái cây.
  • Tăng cường khả năng chịu lạnh của cây trồng vào mùa đông.

Lưu ý:

  • Cây trồng thiếu Kali: Khi cây thiếu Kali sẽ xuất hiện nhiều lá vàng, phần vàng chuyển từ bìa vào trong. Có thể xuất hiện thêm các đốm vàng hoặc bạc. Thiếu Kali ít không làm ảnh hưởng nhiều đến năng suất, mặc dù trái ra có thể nhỏ hơn. Thiếu Kali nghiêm trọng làm giảm năng suất do tăng tỷ lệ rụng hoa quả.
  • Cây trồng thừa Kali: Dư thừa Kali không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng quả nhưng quá nhiều Kali có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt Magie.

Biện pháp khắc phục:

Kali luôn có sẵn ở trong đất, đặc biệt có nhiều nhất ở gần bề mặt đất. Hạn hán có thể làm giảm khả năng hấp thụ Kali từ đất bề mặt, dẫn đến thiếu hụt Kali tạm thời.

Để tăng cường Kali cho cây, có thể bón các loại phân có chứa hàm lượng Kali cao cùng với các thời điểm bón phân đạm và lân cho cây.

Vai trò của Canxi (Ca) đối với cây trồng có múi

Canxi là yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến cây có múi, dễ thấy:

  • Dưỡng chất giúp hình thành tế bào và màng và là yếu tố thiết yếu để hình thành tế bào mới
  • Khắc phục sự tổn thương của đầu rễ, hạn chế các yếu tố nấm gây hại.

Lưu ý khi cây trồng thiếu hụt Canxi:

  • Rễ phát triển kém, lá bị quăn và cây bị hoại tử, thối đuôi quả.
  • Khi cây gặp tình trạng thiếu Canxi, các chất dinh dưỡng không thể luân chuyễn dễ dàng  trong cây khiến việc biểu hiện thường xuất hiện đầu tiên trên các lá non. Các lá non mới nhú sẽ có biểu hiện biến dạng, mang màu xanh sẫm không bình thường.
  • Trái cây bị đắng, chua, nứt quả, bảo quản kém và dễ bị úng nước.
  • Với các trường hợp thiếu Canxi nghiêm trọng, cành non rất dễ chết, lá cây bị quăn, trái cây bị nứt.
  • Trái của vườn cây có hàm lượng Canxi và đạm thấp thường dễ bị thối sau khoảng 3 tháng tồn trữ.

Biện pháp khắc phục:

Thiếu Canxi thường xuất hiện ở đất chua. Có thể cung cấp Canxi cho cây trồng thông qua bón vôi bột cho đất hay sử dụng Canxi Bo Pylo để có thể đạt được hiệu suất hấp thụ cao nhất.

Canxi Bo PyLo 0.5 lit
Canxi Bo PyLo 0.5 lit

Bên cạnh đó còn một số loại nguyên tố khác: Kẽm, boron, sắt, calcium, magnesium, mangan, Cu,… Tác động và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây có múi. Chính vì vậy Bà con cần phải bổ sung đầy đủ giúp cây phát triển. Tạo qua to, đạt được chất lượng và có năng suất cao.

Các yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến cây có múi

Kết luận về yếu tố dinh dưỡng ảnh hưởng đến cây có múi

Đối với cây có múi (Bưởi, cam, chanh…) các triệu chứng thiếu sắt, kẽm và mangan là phổ biến nhất. Và chúng có thể xảy ra cả ở đất axit (đất bị rửa trôi) và đất kiềm (độ hòa tan kim loại thấp).

Sự thiếu hụt các yếu tố dinh dưỡng có thể là theo mùa và tạm thời. Cần theo dõi thường xuyên hàm lượng kim loại trong đất để có thể giải quyết được các vấn đề thừa hay thiếu hụt kim loại

  • Axit hóa đất (đất có độ pH cao).
  • Sử dụng phân bón vi lượng vào đất.
  • Phun phân bón lá có bổ sung vi lượng.

Trên cây trồng có thể xuất hiện các triệu chứng thiếu cùng lúc nhiều loại đa – trung – vi lượng khác nhau. Vì thế việc phân tích đất, biểu hiện lá để biết hàm lượng dinh dưỡng trong đất từ đó bà con nông dân có thể bổ sung dinh dưỡng một cách chính xác nhất. Vì đối với lĩnh vực trồng trọt, tích hợp hệ thống tính toán đinh dưỡng cây trồng. Bổ sung dinh dưỡng kịp thời, theo dõi trực tuyến để tối ưu hóa năng suất và chất lượng hoa quả và nông sản là điều cần thiết.

Bà con nông dân thắc mắc và cần hỗ trợ tư vấn về cây trồng. Hoặc cần tìm hiểu loại phân bón hữu cơ phù hợp để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho tất cả các loại cây.

Nếu Bà con nông dân có bất kỳ thắc mắc và cần hỗ trợ tư vấn về cây trồng, hoặc cần tìm hiểu loại phân bón hữu cơ phù hợp để bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho tất cả các loại cây, hãy liên hệ theo các thông tin sau, đội ngũ chuyên viên của PyLoAgri sẽ hỗ trợ tư hoàn toàn miễn phí:

PyLoAgri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên 

Hotline: 091 411 86 61

Email: info@PyLoAgri.com

Fanpage: Pyloagri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên

Địa chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, Tp. HCM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.