Nông nghiệp hữu cơ – Hãy bắt đầu từ đất

Chia sẻ

 

Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống nuôi trồng kết hợp hướng đến sự bền vững, tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh vật đất. Việc canh tác này cắt giảm đáng kể việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc kháng sinh, phân bón, giống biến đổi gene và hormone tăng trưởng chú trọng đến nền nông nghiệp bền vững, tăng độ phì của đất và sự đa dạng sinh học. Trong đó, đất là yếu tố tiên quyết cần phải lưu ý khi muốn canh tác hữu cơ. Vậy đất là gì và quan trọng như thế nào? Hãy cùng PyLoAgri tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Đất là gì và quan trọng như thế nào ?
Đất là gì và quan trọng như thế nào ?

Khái niệm về đất

Đất có nguồn gốc tự nhiên, là vật tặng mà tự nhiên dành cho con người và loài người. Từ hàng triệu năm qua, đất đai đã được coi là tài nguyên đặc biêt, là điều kiện tồn tại, phát triển của con người và các sinh vật khác trên Trái đất. Được tạo thành từ sự kết hợp của 6 yếu tố là đá mẹ, sinh vật, khí hậu, địa hình, nước và thời gian. Trải qua thời gian dài dưới sự tác động của các yếu tố khí hậu, địa hình, nước, vi sinh vật mà các loại đá cấu tạo nên vỏ Trái đất dần bị phá vỡ và tạo thành đất.

Đất về bản chất là một lớp mỏng khoáng vật trên bề mặt trái đất đã bị phong hóa kết hợp với thành phần hữu cơ. Thực vật phát triển trên đất, vì vậy đất là một trong những yếu tố căn bản đối với nông nghiệp. Với con người và hầu hết các sinh vật trên cạn, đất là thành phần tối quan trọng của địa quyển. Mặc dù chỉ là một lớp rất mỏng so với kích thước Trái đất, song đất lại là môi trường mà trên đó tạo ra lương thực thực phẩm cho hầu hết các sinh vật 

Bản chất và thành phần của đất

Đất là hỗn hợp của các chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước có khả năng duy trì sự sống cho thực vật trên bề mặt Trái đất. Ngoài ra trong đất còn chứa không khí, nước và chất rắn (chiếm thành phần chủ yếu của đất, gồm hai loại chất rắn hữu cơ và vô cơ).

Đất là hỗn hợp của các chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước

Phần khí

Một loại đất tốt chứa khoảng 25-30% không khí. Các sinh vật trong đất cần nguồn không khí này để duy trì sự sống. Không khí trong đất này cũng đồng thời là nguồn cung cấp nitơ quan trọng cho cây trồng.

Phần nước

Có các dụng hòa tan các chất dinh dưỡng, đất tốt thường chứa khoảng 25-30% nước. Bất cứ một loại cây trồng nào cũng cần được cung cấp lượng nước cần thiết thì mới phát triển khỏe mạnh được.

Các sinh vật đất

Đất là một hệ sinh thái phức tạp và đa dạng nhất trên Trái đất với hơn 1 tỷ các vi sinh vật đại diện cho hơn 10.000 loài sinh vật sống khác nhau, tất cả được kết nối với nhau trong các chuỗi thức ăn phức tạp, phá vỡ các khối hữu cơ lớn thành các khối mảnh hơn để nuôi cây và làm kho chứa nước và nguồn chất dinh dưỡng khổng lồ.

Bao gồm vi khuẩn và nấm, động vật nguyên sinh, giun và các sinh vật nhỏ khác. Sự có mặt của các sinh vật đất này rất cần thiết cho sự sinh trưởng của cây. Chúng giúp chuyển hóa các chất hữu cơ và khoáng chất trong đất thành các vitamine, hormone, hợp chất kháng bệnh và dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cây.

Đất là một hệ sinh thái phức tạp và đa dạng nhất trên Trái đất

Phần rắn (gồm thành phần vô cơ và hữu cơ)

Chất vô cơ: chiếm từ 92-98% khối lượng phần rắn, trong dó có chứa các chất dinh dưỡng như nitơ, oxi, photphose, kali,…

Chất hữu cơ: gồm có các sinh vật sống trong đất và xác động vật, thực vật, vi sinh vật đã chết. Tuy chỉ chiếm lượng phần trăm ít hơn chất vô cơ nhưng phần chất hữu cơ lại đóng vai trò vô cùng quan trọng, tầm quan trọng được ví như là linh hồn của đất. Dưới sự hoạt động của vi sinh vật, các thành phần hữu cơ được phân hủy thành những chất hữu cơ đơn giản hơn và khoáng chất. Các sản phẩm phân hủy này sẽ là nguồn thức ăn cho cây trồng và nguyên liệu để tổng hợp thành chất mùn – đấy chính là yếu tố cấu tạo nên phẩm chất đất, càng nhiều mùn đất càng có phẩm chất tốt.

Độ phì nhiêu của đất

Độ phì nhiêu được định nghĩa là khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng của đất một cách đầy đủ (không thiếu, không thừa) cho từng loại cây trồng hay một hệ thống cây trồng nhất định để đạt được năng suất và chất lượng mong muốn. Quá trình hình thành rất chậm, nhưng độ suy giảm sẽ diễn ra rất nhanh nếu không được quản lý tốt. Độ phì nhiêu trong đất có tác dụng tích cực cải thiện hiệu quả sử dụng phân bón

Đất quan trọng như thế nào ?

Đất đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của Trái Đất. Nếu không có đất cuộc sống của con người rất khó khăn. Đất cung cấp dinh dưỡng thiết yếu, nước, oxy và hỗ trợ cho rễ tất cả các yếu tố có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của cây để sản xuất thực phẩm. Đất chứa một lượng lớn các vi sinh vật đa dạng. Giúp cải thiện cấu trúc đất, chuyển hóa các chất dinh dưỡng cần thiết, giúp kiểm soát cỏ dại, sâu bệnh hại cây trồng. Bởi đất trồng là môi trường mà cây trồng trực tiếp tiếp xúc, trong đất có gì thì cây trồng nhận lại như vậy. Đất khỏe thì cây trồng mới khỏe, đồng thời đất cũng giúp cây trồng phát triển tốt hệ rễ và nâng cao sức đề kháng.

Đất là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng

Không phải ngẫu nhiên mà bước chuẩn bị đất trồng lại được mọi người đặc biệt chú trọng khi tiến hành trồng cây ăn quả, cây cảnh, rau củ,… Bởi yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cây trồng. Cụ thể như sau:

  1. Đất làm nền cho cây mọc lên từ hạt, từ cây giống, là giá thể để cây bám rễ sinh sống.
  2. Điều tiết nước: đất giúp điều khiển nơi nước mưa, nước tưới và các chất hòa tan di chuyển xuống hoặc qua đất.
  3. Đất lưu trữ cung cấp cho cây các chất dinh dưỡng cần thiết, nước và không khí, tạo điều kiện thuận lợi cho cây mau lớn, khỏe mạnh.
  4. Đất chứa các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng như đạm, lân, kali,… và những nguyên tố trung, vi lượng như canxi, magie, Bo, molipden,… 
  5. Đất lọc và làm giảm, ngăn ngừa các ô nhiễm tiềm tàng: các khoáng chất và vi sinh vật trong đất có trách nhiệm lọc, đệm, làm suy giảm, cố định và giải độc hữu cơ và vô cơ, bao gồm các rác thải công nghiệp và đô thị và ô nhiễm khí quyển
  6. Đất là môi trường thuận lợi để các sinh vật và vi sinh vật có lợi cho cây trồng sinh sôi, nảy nở. Bởi trong quá trình sống, chúng tạo ra mùn cho đất.

Không chỉ quan trọng với cây trồng. Đối với kinh tế – xã hội, đất là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại cũng như phát triển của xã hội loài người. Nếu không có đất đai thì không có bất cứ một ngành nghề sản xuất nào. Và đương nhiên cũng sẽ không thể có sự tồn tại của loài người. Đất được đánh giá là một tài nguyên vô cùng quý giá, điều kiện sống cho con người, động vật và thực vật trên trái đất.

Đặc điểm đất của Việt Nam

Việt Nam có diện tích tự nhiên 33 triệu ha, trong đó có 31 triệu ha đất và 2 triệu ha sông suối, núi đá và đảo. Đất đai Việt Nam được hình thành từ nhiều loại đá mẹ và mẫu chất như đá trầm tích, đá macma, đá biến chất, phù sa cổ… nên các loại hình thổ nhưỡng cũng rất đa dạng. Tính chất của đất bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố đá mẹ, mẫu chất và địa hình. 

Trên bản đồ thổ nhưỡng Việt Nam tỉ lệ 1:1.000.000 thể hiện 22 nhóm đất chính và 66 đơn vị đất. Các nhóm đất phù sa, đất xám, đất đỏ chiếm phần lớn diện tích của đất của cả nước (trên 90%) và giữ một vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển nền nông nghiệp nước ta.

Với vai trò vô cùng quan trọng, đất được xem là chìa khóa vàng của nền nông nghiệp hữu cơ

Thế nhưng, ngày nay đất đai đang trở nên cằn cỗi, suy thoái. Do việc lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật và hóa chất. Điều này làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây. Làm cây trồng mất đi khả năng miễn dịch vốn có của nó. Dẫn đến việc lãng phí phân bón và tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong môi trường đất cũng như trong sản phẩm.

Lời kết

Để phát triển nền nông nghiệp hữu cơ thành công ở Việt Nam đòi hỏi phải hiểu rõ vai trò vô cùng to lớn của đất canh tác hữu cơ. Hiểu được bản chất và tầm quan trọng của đất để làm rõ được nguyên nhân đất lại được xem là chìa khóa vàng trong nền nông nghiệp hữu cơ. Từ thực tế, chỉ cần người nông dân thấu hiểu và đặt sự quan tâm nhiều hơn nữa đến đất trồng, quá trình canh tác nông nghiệp sẽ trở nên thuận lợi, hiệu quả và bền vững hơn trong tương lai.

PyLoAgri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên 

Hotline: 091 411 86 61 

Email: info@PyLoAgri.com

Fanpage: Pyloagri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên

Địa chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, Tp. HCM 

Nguồn: PyLoAgri.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.