pH đất là gì? Độ pH nào thích hợp cho cây trồng?

Chia sẻ

Để tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh thì môi trường đất đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong các chỉ tiêu cấu thành phẩm chất của đất, độ pH trong đất là thang đo quan trọng, giúp xác định được hiện trạng trong đất. Tuy nhiên, đây còn là một khái niệm khá mơ hồ và chưa được hiểu rõ. Vì thế hôm nay hãy cùng với PyLoAgri giải đáp các thắc mắc trên nhé!

pH đất là gì?

pH đất là một chỉ số cho biết mức độ chua (axit) hay kiềm (bazơ) của đất. thông thường pH nằm trong thang đo có phạm vi từ 0 đến 14. Nếu nhỏ hơn 7.0 người ta được xem là đất chua, còn nếu pH đất cao hơn 7.0 được xem là đất kiềm.

Trên thực tế, các loại đất chủ yếu có độ pH từ 5.0 đến 8.0, tùy theo loại cây trồng mà ra phải điều chỉnh cho phù hợp. Các loại đất có độ pH nằm ngoài khoảng từ 50. đến 8.0 thường không phù hợp cho việc trồng trọt.

Phân loại đất thông qua độ pH

Đất có độ pH bằng 7.0 là loại đất trung tính, đây là loại đất phù hợp với nhiều loại cây trồng.

Đất có độ pH lớn hơn 7.0 là loại đất kiềm, loại đất này cần phải được cải tạo bằng cách bón các hợp chất gây axit hóa.

Đất có độ pH bé hơn 7.0 là loại đất chua, phương pháp cải tạo chủ yếu đối với loại đất này chủ yếu là bón vôi để điều chỉnh.

Phân loại đất thông qua độ pH

Tại sao cần đo pH của đất?

pH đất phù hợp và chính xác là điều cần thiết để đảm bảo tối ưu cho cây trồng phát triển cũng như năng suất của mùa vụ, vì nó hỗ trợ sự hấp thụ chất dinh dưỡng cho cây. Kiểm tra pH đất giúp việc lựa chọn cây trồng phù hợp nhất cho vùng đất canh tác của bạn.

Đôi khi đất cần các chất hỗ trợ như là phân bón và chất điều chỉnh pH đất cho cây sinh trưởng. Đo pH có thể giúp xác định được bạn cần chọn loại nào và hàm lượng là bao nhiêu.

Mục đích xác định độ pH?

  • Tạo cơ sở ban đầu để định hướng chọn loại cây trồng sao cho phù hợp hoặc có các phương án cải tạo đất sao cho phù hợp mới từng loại cây trồng mong muốn.
  • Đối với thời gian đang cnah tác, chỉ số pH đất sẽ cho thấy được cách tác động vào đất sao cho hợp lý, tạo điều kiện để cây tròng sinh trưởng và phát triển ngày một tốt hơn.
  • Kiểm tra pH đất để có thể tiến hành mọi thời điểm và trên mọi loại đất. Tuy nhiên, đo pH trong một số trường hợp như: ngay sau khi bón vôi, bón phân hay bổ sung chất hữu cơ,… sẽ gây ra sai số lớn khi đo.
  • Đặc biệt khi phát hiện trên cây trồng có các biểu hiện như: cây tăng trưởng chậm, lá vàng úa, rễ không phát triển,… nên chú ý ngay đến việc kiểm tra nồng độ pH cho đất bên cạnh việc kiểm tra dấu hiệu của các nguyên nhân bệnh hại khác.
Kiểm tra pH đất để có thể tiến hành mọi thời điểm và trên mọi loại đất.
Kiểm tra pH đất để có thể tiến hành mọi thời điểm và trên mọi loại đất.

 

Vai trò của pH đất đối với cây trồng như thế nào?

Cũng có thể ví một cách đơn giản và hình tượng hơn như là huyết áp đối với sức khỏe con người vậy. Tùy theo từng loại cây trồng mà có khả năng chịu đựng và phát triển trong một phạm vi pH nhất định. Khi vượt ra khỏi phạm vi đó cây trồng sẽ phát triển còi cọc, năng suất thấp và rất dễ bị bệnh, kể cả bệnh do vi sinh vật gây ra hay bệnh lý do rối loạn dinh dưỡng gây ra.

pH có ảnh hưởng gián tiếp tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. pH vừa là chỉ thị, vừa là tác nhân quyết định tới tình trạng dinh dưỡng. Trong môi trường đất chua, khả năng hấp thụ Lân sẽ giảm, còn khi môi trường đất mang tính kiềm khả năng hấp thụ kali sẽ giảm.

pH có ảnh hưởng gián tiếp tới sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng

 

Trong đất, lượng đạm được vi sinh vật cố định là rất nhiều, gấp khoảng 4 lần lượng phân đạm mà chúng ta bón cho cây. Và phần lớn các vi sinh vật cố định đạm này hoạt động tốt nhất ở phạm vi pH trung tính tới kiềm nhẹ. Từ đó có thể thấy vi sinh vật trong đất cũng chịu ảnh hưởng lớn bởi độ pH, mỗi loại vi sinh vật đất chỉ có thể tồn tại và phát triển trong một phạm vi pH nhất định

Ngoài sự tác động trực tiếp đến khả năng cung cấp dinh dưỡng trong đất và tác động tới sinh trưởng cây trồng thì pH còn là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật đất. pH quá thấp hoặc quá cao thường tạo điều kiện thuận loại cho các loại vi sinh vật gây hại cho cây trồng có điều kiện phát triển và ức chế các loại vi sinh vật có lợi khác.

Nhìn chung có thể gói gọn lại tầm quan trọng của pH đất với 3 sự tác động như sau:

  • Đối với dinh dưỡng đất: pH quyết định sự thiếu hay thừa dinh dưỡng ở dạng dễ tiêu
  • Đối với cây trồng: pH quyết định phạm vi sinh trưởng tối ưu
  • Đối với các vi sinh vật đất: pH có tác động trực tiếp tới môi trường sống của các vi sinh vật trong đất. Đặc biệt là các vi sinh vật phân giải chất hữu cơ trong đất và cả vi sinh vật gây hại tồn tại và phát triển.

Phạm vi pH đất thích hợp với một số loại cây trồng

Cũng giống như huyết áp của con người – pH là một chỉ số tối quan trọng của đất. Cao quá hay thấp quá đều liên quan tới tình trạng dinh dưỡng trong đất và ảnh hưởng đến sức khỏe của cây trồng.

Để xác định giá trị pH tốt nhất mà bạn cần, bạn cần tìm hiểu tham khảo về loại cây bạn muốn trồng. Đất tự nhiên đặc trưng thường trong khoảng pH 4.0 và pH 8.0. Nếu pH đất của bạn không phù hợp với khoảng pH tối ưu của cây trồng, bạn cần xử lý đất của mình.

Cây trồng pH thích hợp Cây trồng pH thích hợp
Bắp (Ngô) 5.7 – 7.5 Trà 5.0 – 6.0
Họ bầu bí 5.5 – 6.8 Hồ tiêu 5.5 – 7.0
Bông cải xanh 6.0 – 6.5 Thuốc lá 5.5 – 6.5
Cà chua 6.0 – 7.0 Thanh long 5.0 – 7.0
Cà phê 6.0 – 6.5 Súp lơ 5.5 – 7.0
Cà rốt 5.5 – 7.0 Ớt 6.0 – 7.5
Cà tím 6.0 – 7.0 Nho 6.0 – 7.5
Cải bắp 6.5 – 7.0 Mía 5.0 – 8.0
Củ cải 5.8 – 6.8 Mai vàng 6.5 – 7.0
Cải thảo 6.5 – 7.0 Lúa 5.5 – 6.5
Cam quýt 5.5 -6.0 Lily 6.0 – 8.0
Cao su 5.0 – 6.8 Khoai tây 5.0 – 6.0
Cát tường 5.5 – 7.5 Khoai lang 5.5 – 6.8
Cẩm chướng 6.0 – 6.8 Hoa lan 6.5 – 7.0
Cẩm tú cầu 4.5 – 8.0 Hoa hồng 5.9 – 7.0
Đậu đỗ (đỗ tương) 6.0-7.0 Cúc nhật 6.0 – 8.0
Đậu phộng 5.3 – 6.6 Hành tỏi 6.0 – 7.0
Dâu tây 5.5 – 6.8 Gừng 6.0 – 6.5
Đậu tương 5.5 – 7.0 Dưa leo 6.0 – 7.0
Đồng tiền 6.5 – 7.0 Rau gia vị 5.5 – 7.0
Dưa hấu 5.5 – 6.5 Khoai mì (sắn) 6.0 – 7.0
Xà lách 6.0 – 7.0 Cây bơ 5.0 – 6.0
Bông 5.0 -7.0 Dưa chuột 6.5-7.0
Cây chè 4.5-5.5 Chuối 6.0-6.5
Hành tây 6.4-7.9
Cà chua 6.3-6.7

Có những cây có phạm vi pH thích hợp rất lơn nhưng khả năng sinh trưởng và chất lượng nông sản hay màu sắc hoa của chúng lại thay đổi theo oH đất. Chẳng hạn đối với cây hoa Cẩm tú cầu, nếu pH = 6.8 hoặc lớn hơn thì hoa có màu hồng. Nhưng nếu pH đất bằng hoặc nhỏ hơn 6.0 thì bông lại có màu tím và ngược lại.

PyLoAgri mong rằng thông qua bài viết trên và với những kiến thức cơ bản này sẽ hỗ trợ Bà con tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “pH đất là gì?” và “Vai trò của pH đối với cây trồng là gì?”. Từ đó có các phương án để lựa chọn cây trồng thích hợp hoặc có thể là điều chỉnh lại độ pH tốt nhất cho cây trồng của mình. Và nếu có bất kỳ thắc mắc nào, xin Bà con vui lòng liên hệ theo các thông tin sau, đội ngũ chuyên viên của PyLoAgri sẽ hỗ trợ tư hoàn toàn miễn phí:

PyLoAgri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên 

Hotline: 091 411 86 61

Email: info@PyLoAgri.com

Fanpage: Pyloagri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên

Địa chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, Tp. HCM

Nguồn: PyLoAgri.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.