Tầm quan trọng của hệ vi sinh vật trong đất

Chia sẻ

Môi trường đất là một hệ sinh thái phức tạp, được hình thành qua nhiều quá trình sinh học, vậy lý và hóa học. Trong hệ sinh thái đất, vi sinh vật đóng vai trò quan trọng, chúng chiếm đại đa số về thành phần cũng như số lượng so với các sinh vật khác. Vi sinh vật được xem là cội nguồn dinh dưỡng của đất trồng. Việc môi trường đất ngày càng bị đe dọa dẫn tới mất dần các loài vi sinh vật đất, đặc biệt là các loài vi sinh vật có lợi. Hãy cùng PyLoAgri tìm hiểu chi tiết về hệ vi sinh vật đất qua bài viết này bạn nhé!

Hệ vi sinh vật được xem là cội nguồn dinh dưỡng của đất trồng
Hệ vi sinh vật được xem là cội nguồn dinh dưỡng của đất trồng

Hệ vi sinh vật đất là gì?

Hệ vi sinh vật trong đất rất phức tạp, chúng được hình thành qua nhiều quá trình sinh học, vật lý và hóa học. Hệ vi sinh vật đất còn gọi là sự phân bố của vi sinh vật đất. Chúng bao gồm các nhóm có đặc tính hình thái, sinh lý và sinh hoá rất khác nhau. Các nhóm vi sinh vật chính cư trú trong đất bao gồm: vi khuẩn, vi nấm, xạ khuẩn, virus, tảo, nguyên sinh động vật.

Hệ vi sinh vật trong đất rất phức tạp. Hệ vi sinh vật đất còn gọi là sự phân bố của vi sinh vật đất.

Các nhóm vi sinh vật chính cư trú trong đất bao gồm: Vi khuẩn, Vi nấm, Xạ khuẩn, Virus, Tảo, Nguyên sinh động vật. Trong đó vi khuẩn là nhóm chiếm nhiều nhất về số lượng. Chúng bao gồm vi khuẩn hiếu khí, vi khuẩn kị khí, vi khuẩn tự dưỡng, vi khuẩn dị dưỡng… Nếu chia theo các nguồn dinh dưỡng thì lại có nhóm tự dưỡng cacbon, tự dưỡng amin, dị dưỡng amin, vi khuẩn cố định nitơ…

Tầm quan trọng của hệ vi sinh vật trong đất

Đất là môi trường thích hợp nhất đối với vi sinh vật, bởi vậy đây là nơi cư trí rộng rãi nhất của vi sinh vật, cả về thành phần cũng như số lượng so với các môi trường khác. Với số lượng, sự đa dạng và mật độ phân bố của vi sinh vật rộng rãi trong đất nên nó có những vai trò hết sức quan trọng:

+ Các vi sinh vật là yếu tố then chốt tạo nên chất lượng và sự màu mỡ của đất. Số lượng và chủng loại VSV càng cao thì độ phì tự nhiên của đất càng lớn. Chúng giúp phân hủy vật liệu hữu cơ và tạo ra mùn đất. Chúng hòa trộn vật chất hữu cơ với các hạt đất thành các kết cấu đất không dễ rời ra.

+ Vi sinh vật đất liên tục hoạt động tạo thành các đường ngầm giúp rễ cây dễ phát triển. Chúng hỗ trợ giải phóng các phân tử khoáng đồng thời giúp khống chế sâu hại và các sinh vật gây bệnh làm ảnh hưởng tới rễ cây.

+ Vi sinh vật còn tham gia vào quá trình phân giải hữu cơ thành dạng vô cơ cho cây trồng hấp thụ. Chúng biến dạng vô cơ khó tiêu thành dễ tiêu …

+ Vi sinh vật sống trong vùng rễ có quan hệ mật thiết với cây. Chúng sử dụng những chất tiết của cây làm chất dinh dưỡng, đồng thời cung cấp chất dinh dưỡng cho cây qua quá trình hoạt động phân giải của mình. Ngược lại, vi sinh vật còn tiết ra các vitamin và chất sinh trưởng có lợi đối với cây trồng.

+ Trong quá trình hoạt động của vi sinh vật sản xuất ra rất nhiều axit humic. Axit humic có vai trò hết sức quan trọng, góp phần kích thích rễ cây hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, giúp cây sinh trưởng phát triển mạnh hơn.

+ Vi sinh vật còn giúp giải phóng các chất khoáng bị giữ chặt trong đất thành dạng dễ tan. Các dạng này cây trồng sẽ dễ dàng hấp thụ hơn. Ví dụ: Lưu huỳnh (S), Sắt (Fe), Kali (K)…

+ Một số vi sinh vật đất còn có vai trò quan trọng trong quá trình cố định Nitơ trong không khí, chuyển hóa đạm thành dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thụ…

 Một số vi sinh vật đất còn có khả năng cố định Nitơ trong không khí, chuyển hóa đạm thành dạng cây trồng có thể dễ dàng hấp thụ.

 

Hiện trạng mất dần hệ vi sinh vật tự nhiên trong đất

Kết quả điều tra của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cho thấy, hiệu quả sử dụng phân bón ở Việt Nam chỉ đạt 45 – 50%. Điều đó có nghĩa là nông dân cứ bón 100 kg phân Urê hoặc NPK vào đất, chỉ có 45 – 50 kg phân là được cây trồng hấp thụ và cho ra sản phẩm nông sản phục vụ mục đích gieo trồng.

Điều đó chứng tỏ rằng, đất đang giảm dần khả năng hấp thụ và chuyển hóa các chất được bón vào. Đất nông nghiệp và đặc biệt là đất thâm canh trong thời gian dài gặp phải tình trạng bạc hóa, độ giữ nước kém, độ tơi xốp giảm, các vi sinh vật có lợi giảm dần và pH đất mất cân bằng.

Việc môi trường đất ngày càng bị đe dọa dẫn tới các loài vi sinh vật đất ngày một mất dần, đặc biệt là các loài vi sinh vật có lợi. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật có hại phát triển. Dùng nhiều loại thuốc và phân bón hóa học với liều lượng cao trong thời gian dài làm mất cân bằng quần thể vi sinh vật đất có ích, tạo môi trường bất lợi đối với các sinh vật có ích phát triển, và tạo điều kiện để nấm bệnh, các loài côn trùng có hại kháng thuốc hơn.

Việc môi trường đất ngày càng bị đe dọa dẫn tới các loài vi sinh vật đất ngày một mất dần, đặc biệt là các loài vi sinh vật có lợi.

Nguyên nhân

Hoạt động nông nghiệp sử dụng các chất hóa học ảnh hưởng đến sức khỏe của đất. Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón hóa học không đúng cách, nguồn thải từ chăn nuôi… trong sản xuất nông nghiệp là những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm đất ngày càng nghiêm trọng ở nhiều nơi.

Ngoài yếu tố tác động của con người thì tác động do tự nhiên như thời tiết cũng ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong nông nghiệp như biến đổi khí hậu, thiên tai, nước biển xâm nhập, hạn hán cũng gây ra hiện tượng đất bạc màu tác động lớn đến môi trường đất làm mất dần đi hệ vi sinh vật trong đất.

Giải pháp

+ Bón phân hữu cơ vi sinh nhằm bổ sung vi sinh vật có lợi cho đất, canh tác lâu ngày cộng với việc sử dụng chất hóa học làm cho môi trường đất dần mất đi hệ vi sinh vật có lợi. Vì vậy bổ sung lại nguồn vi sinh vật đất là rất quan trọng.

+ Bón các loại phân xanh hoặc phân chuồng hoai mục để cung cấp thức ăn cho vi sinh vật. Các loại phân xanh mục nát là nguồn thức ăn chính của vi sinh vật, vừa giúp phân giải chất khô vừa bổ sung lại dinh dưỡng cho đất

+ Trồng các loại cây trồng giúp tăng sự phát triển của các loại vi sinh vật cố định đạm, vi sinh vật phân giải lân. Vi sinh vật cố định đạm trên các nốt sần cây họ đậu giúp cố định Nitơ tự nhiên cung cấp cho cây trồng.

+ Sử dụng hợp lý phân bón hữu cơ, tránh lạm dụng hóa chất gây ảnh hưởng hoặc chết vi sinh vật trong đất. Các chất hóa học không chỉ tiêu diệt các loại vi sinh vật gây bệnh mà đồng thời cũng làm mất dần đi các loài vi sinh vật có lợi, điều này đồng nghĩa với việc hệ vi sinh vật ngày càng bị mất đi.

+ Sử dụng các hình thức canh tác hợp lý, luân canh các loại cây trồng với nhau để cải thiện môi trường đất tránh làm cho đất bị thoái hóa sau thời gian canh tác quá dài. Che phủ đất bằng thảm thực vật xanh. Trồng thêm các loại cây phân xanh để cải thiện dinh dưỡng trong đất.

+ Dùng các biện pháp vật lý để cải tạo các loại đất xấu như đất bị nhiễm mặn nhiễm phèn, giúp nâng cao tầng đất mặt cho rễ cây phát triển, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho hệ vi sinh vật trong đất tồn tại

Hệ vi sinh vật đất có vai trò rất quan trọng đối với cây trồng, chúng tác động đến môi trường sống của cây, hỗ trợ các quá trình sinh lí sinh hóa trong cây. Trong khi đó, ô nhiễm môi trường đất được xem là một trong những loại ô nhiễm nguy hại nhất, chất ô nhiễm sau khi thấm vào đất sẽ lưu lại. Đặc biệt là các chất hóa học gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật trong đất, tác động nghiêm trọng đến cây trồng. Chính vì vậy cần đưa ra giải pháp an toàn và kịp thời để cải thiện và nâng cao môi trường đất, trong đó canh tác nông nghiệp hữu cơ sẽ là hướng đi an toàn và bền vững, bảo vệ sức khỏe của đất một cách tốt nhất.

PyLoAgri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên 

Hotline: 091 411 86 61

Email: info@PyLoAgri.com

Fanpage: Pyloagri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên

Địa chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, Tp. HCM

Nguồn: PyLoAgri.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.