Một số bệnh hại trên cây có múi và cách phòng trừ hiệu quả (Phần 2)

Chia sẻ

Một số bệnh hại trên cây có múi và cách phòng trừ hiệu quả (Phần 2)

Các bệnh thường gặp trên cây có múi như: bệnh nứt thân, xì mủ, thối trái, bệnh ghẻ nhám, bệnh chảy gôm thối rễ,… những bệnh này gây hại nghiêm trọng đến chất lượng cây trồng. Để có thể nhanh chóng phát hiện và kịp thời phòng trị các loại sâu bệnh hại trên cây cam, quýt, bưởi và các loại cây ăn quả có múi khác, bà con nông dân cần tìm hiểu và nhận biết được các loại sâu hại, triệu chứng bệnh của cây.

1. Bệnh sẹo trên cây có múi 

Đặc điểm gây hại

Bệnh sẹo (còn gọi là bệnh ghẻ, ghẻ nhám, ghẻ lồi…) do nấm Elsinoe fawcetti gây nên. Nấm bệnh lưu tồn chủ yếu trên lá và cành non, đã bị nhiễm bệnh. Sau đó, các bào tử nấm trong điều kiện thuận lợi sẽ nẩy mầm và theo gió, nước mưa lây lan bám vào mặt cành lá non, quả non gây hại, kể cả những quả vừa mới đậu.

Mùa mưa, khoảng nhiệt độ thích hợp từ 25 đến 30 độ C kết hợp cùng độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh sẹo phát triển. Bệnh phát triển vào mùa xuân, tăng dần vào mùa hạ, thu và đến mùa đông khô hanh thì bệnh ít và ngừng hẳn.
Bệnh ghẻ sẹo trên cây có múi
Bệnh ghẻ sẹo trên cây có múi

Triệu chứng của bệnh sẹo trên cây có múi

  • Trên lá, vết bệnh đầu tiên là những chấm nhỏ mất màu, trong mờ nhô ra ở mặt dưới lá, sau đó biến thành các mụn nhỏ như mụn ghẻ, màu nâu, lá bệnh bị cong ngược về một phía, vặn vẹo và biến dạng. Nếu bị nặng lá vàng và rụng sớm.
  • Trên trái, vỏ trái nổi nhiều gai sần sùi, màu nâu xám, rời rạc hoặc nối lại thành mảng lớn bất dạng (phân biệt vỏ trái bị nhện hại thì không nổi gai).
  • Trên cành, vết bệnh cũng nhô lồi lên như trên lá, cành bị sần sùi có các vẩy màu vàng, cành non có thể bị khô chết.
Trên lá, vết bệnh hại đầu tiên là những chấm nhỏ mất màu, nếu bị nặng lá vàng và rụng sớm.
Trên lá, vết bệnh hại đầu tiên là những chấm nhỏ mất màu, nếu bị nặng lá vàng và rụng sớm.

Phòng trừ bệnh sẹo trên cây có múi

  • Sử dụng giống cây trồng sạch bệnh. Chủ động phòng bệnh trên vườn ươm cây con trước khi trồng đại trà.
  • Chọn nơi dễ thoát nước, cao ráo tránh đọng nước để trồng cây ăn quả có múi.
  • Thường xuyên vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán cho vườn cây thông thoáng. Cắt bỏ và tiêu hủy những cành lá bị bệnh.
  • Bón phân hợp lý theo từng giai đoạn để tránh ra chồi non liên tục. Giảm lượng phân đạm bón cho cây, ngưng phun phân bón lá lúc cây đang bệnh.
  • Vệ sinh vườn cây ngay sau khi thu hoạch, cắt bỏ và tiêu hủy các bộ phận cây bị nhiễm bệnh.
  • Sử dụng một số loại chế phẩm sinh học như PyLo ĐN 01 – Chuyên rửa vườn, tẩy sạch rong rêu nấm khuẩn; PyLo Tricho 01 – Cải tạo đất, ngừa nấm bệnh, để chủ động phòng bệnh trên vườn.

2. Bệnh chảy gôm thối rễ trên cây có múi 

Đặc điểm gây hại

Do 2 loại nấm chính là Phytophthora citrophthora và Phytophthora parasitica gây ra. Nấm nhiễm vào gốc qua vết thương mới ở gốc, cổ rễ. Nấm có thể tồn tại trong đất và lây lan rất nhanh qua rễ hoặc nhờ nước mưa.

Lúc đầu bệnh làm vỏ của thân cây ở vùng gốc bị úng nước, thối nâu thành những vùng bất dạng, sau đó khô, nứt dọc, chảy mủ hôi. Cây bệnh ít rễ mảnh, rể ngắn, vỏ rễ thối rất dễ tuột, nhất là ở các rễ con, lá bị vàng. Nấm gây bệnh này cũng làm thối trái, nhất là trái ở gần mặt đất và thường thấy ở các vườn trồng dày.

Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp (15-25oC), ẩm độ cao, đất trồng ẩm ướt thường xuyên, thoát nước kém trong mùa mưa, vườn trồng dầy, ít được tỉa cành tạo tán, bón phân không cân đối.

Bệnh nứt thân xì mủ trên cây
Dấu hiệu chảy gôm trên cây có múi

Triệu chứng của bệnh chảy gôm thối rễ trên cây có múi

  • Trên thân cây bệnh thường xuất hiện ở phần sát gốc, cổ rễ hoặc tại các vết ghép. Nấm xâm nhập vào thân gây ra những vết thối màu nâu trên vỏ, những vết nứt theo chiều dọc của thân để lộ ra phần gỗ có màu nâu, chảy nhựa, lúc đầu có màu vàng, sau đó khô lại có màu nâu trong (gôm).

  • Bệnh có thể phát triển nhanh bao quanh thân làm thân xì mủ hoặc trên rễ chính làm rễ bị thối.
  • Trên lá làm cho các lá bị vàng, nhất là gân lá, sau đó lá rụng đi, chồi bị xoăn, cành bị khô và chết.
  • Trên quả làm quả bị thối nâu.

Trên quả làm quả bị thối nâu

Phòng trừ bệnh chảy gôm thối rễ trên cây có múi

  • Sử dụng các giống, cây kháng bệnh.
  • Đất trồng phải thoát nước tốt, không nên tủ gốc trong mùa mưa, tưới ẩm cho cây trong mùa khô.
  • Trồng với mật độ thích hợp, hàng năm cần vệ sinh vườn, cắt tỉa các cành quá sát mặt đất để cây thông thoáng.
  • Tránh gây những vết thương cơ giới ở vùng rễ và thân gần gốc khi chăm sóc, trèo hái quả.
  • Dọn sạch tàn dư trong vườn tránh mầm bệnh lưu tồn.
  • Sử dụng các loại phân có chứa đầy đủ đạm, lân, kali và các chất trung vi lượng để giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, tăng khả năng kháng bệnh.
  • Diệt côn trùng đặc biệt là mối.
  • Khi phát hiện bệnh có thể dùng một trong các loại chế phẩm sinh học hữu cơ như PyLo T01, PyLo 11 để tưới lên thân cây.
  • Những cây đã bị thối ở vỏ, thân, gốc và rễ cái thì dùng dao cạo sạch vết bệnh rồi quét lên đó dung dịch PyLo ĐN 01. Sau một thời gian vết bệnh sẽ lành, vỏ cây sẽ được tái sinh.

3. Bệnh đốm đen trên cây có múi 

Đặc điểm gây hại

Bệnh này do nấm Diaporthe citri gây ra. Nguồn bệnh tồn tại trên những bộ phận của cây bị bệnh, sản sinh rất nhiều bào tử ở đây rồi phát tán ra xung quanh bám dính lên những cây khác, gặp điều kiện thuận lợi (thời tiết nóng ẩm) bào tử sẽ nầy mầm xâm nhập vào những bộ phận non của cây để gây hại.

Bệnh thường phát sinh, phát triển, lây lan và gây hại nhiều trong điều kiện thời tiết nóng ẩm, chính vì thế thường thấy bệnh gây hại nhiều trong mùa mưa.

Bệnh đốm đen trên cây có múi 

 

Triệu chứng của bệnh đốm đen trên cây có múi

  • Ban đầu vết bệnh chỉ là những chấm tròn có kích thước khoảng 1mm, xuất hiện trên vỏ của trái còn non, sau đó phát triển rộng dần ra, màu vàng nhạt, ở giữa có màu xám, nếu nặng nhiều vết hoà lẫn nhau tạo thành mảng lớn.

  • Từ các vết bệnh này sẽ xuất hiện các u nổi lên và chảy ra các giọt dịch màu vàng nâu, sau đó thành màu nâu dính trên vỏ trái. Nếu nặng có thể làm cho vỏ trái bị chai sượng, cùi vỏ bị nứt, có màu tím đậm lỗ chỗ, vỏ trái chuyển dần sang màu vàng úa và bị rụng sớm, hoặc bị chín ép.
  • Nếu bệnh gây hại khi trái đã già thì vỏ trái trở nên cứng, ruột trái bị khô xốp, chất lượng giảm, có khi không ăn được                                .
  • Tương tự trên lá cũng có những chấm nhỏ hình tròn kích thước khoảng 1mm trên mặt của lá non, sau đó phát triển dần và chuyển thành màu vàng nhạt, ở giữa có màu xám.
  • Trường hợp bị nhiễm nặng nhiều vết liên kết lại với nhau thành những mảng lớn làm cho chố bị bệnh chết khô, nếu nặng lá có thể bị rụng sớm khiến cây xơ xác, còi cọc, cho năng suất và phẩm chất trái kém

Phòng trừ bệnh đốm đen trên cây có múi

  • Lên luống cao hình mai rùa, xẻ rãnh thoát nước trên mặt luống… để vườn cam, bưởi không bị đọng nước trong mùa mưa, gây ẩm ướt cho vườn tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát sinh, phát triển                                             .
  • Không nên trồng quá dày, thường xuyên tỉa bỏ những nhánh, lá không cần thiết để tạo cho vườn luôn thông thoáng, khô ráo
  • Phải trồng bằng cây giống sạch bệnh để không có nguồn bệnh ban đầu lây lan cho vườn cam sau này                                                         .
  • Thường xuyên kiểm tra vườn cam để kịp thời phát hiện và thu gom những bộ phận bị bệnh đưa ra khỏi vườn đem chôn hoặc tiêu huỷ để giảm bớt nguồn bệnh trong vườn.
  • Vào mùa mưa không nên tủ cỏ rác, rơm rạ,… xung quanh gốc cam, bưởi để xung quanh gốc cam, bưởi luôn khô ráo, thông thoáng.
  • Khi cây đã bị bệnh nên giảm phân đạm, tăng cường thêm phân kali và phân lân. Thường xuyên kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện bệnh, khi thấy bệnh chớm có thể sử dụng một trong những loại thuốc như PyLo T01, PyLo 11 để xử lý kịp thời các vết bệnh.

4. Bệnh tàn lụi (Tristeza) trên cây có múi 

Đặc điểm gây hại

Bệnh Tristeza (bệnh tàn lụi) do loài virus thuộc nhóm Closterovirus. Trung gian truyền bệnh là các loại rầy mềm như rầy mềm xanh (Aphis spiraecola Patch), rầy mềm nâu Toxoptera aurantii Boyer, rầy mềm Myzus persicae …Virus không truyền qua vết thương cơ giới (cắt, tỉa) nhưng truyền qua việc nhân giống vô tính như chiết, ghép.

Bệnh lây qua mắt tháp, hoặc do các loài rệp chích hút như rệp cam nâu hay rệp cam đen hoặc rệp bông. Rầy mềm xám có thể chích hút cây bệnh từ 5-10 phút nhưng có khả năng truyền bệnh trong 24 giờ. Bệnh thường nhiễm vào mùa nắng nhưng sang mùa mưa bệnh mới thể hiện triệu chứng nặng.

Triệu chứng bệnh tàn lụi xuất hiện trên cây có múi rất đa dạng

Triệu chứng của bệnh tàn lụi trên cây có múi

Triệu chứng bệnh xuất hiện trên cây có múi rất đa dạng, tùy thuộc vào cây ký chủ, giống, dòng virus nhiễm mà có biểu hiện khác nhau, một số triệu chứng đặc trưng như:

  • Dòng độc nhẹ không gây ảnh hưởng mấy đến năng suất, chỉ làm gân trong, hoặc lõm thân nhẹ trên thân.                                .
  • Dòng gây vàng, lùn, lõm thân và chết nhanh trên cam.                        .
  • Dòng gây vàng đáy trái trên quýt thì cây vẫn sinh trưởng và xanh tốt, tuy nhiên khi trái đạt kích thước cỡ trái bóng bàn thì trái bị vàng từ phần đít trái vàng lên cuống trái làm trái rụng hàng loạt (có trường hợp rụng đến 50% số trái trên cây), làm thất thu nặng cho nhà vườn.

Phòng trừ bệnh tàn lụi trên cây có múi

  • Phun thuốc phòng trừ trung gian truyền bệnh như rầy rệp bằng chế phẩm sinh học PyLo 08 – Triệt để rầy, rệp, bọ cánh cứng, nhện đỏ,…
  • Thường xuyên phun đồng kẽm 7 -10 ngày/lần giúp sát khuẩn và bổ sung kẽm làm lá xanh dày giảm khả năng bị tổn thương, không bị nấm khuẩn tấn công, bổ sung phụ gia có tác dụng xua đuổi côn trùng, ngăn chặn rầy mềm tấn công truyền bệnh cho cây.

Nếu còn bất kỳ thắc mặc nào về các bệnh hại hoặc các vấn đề về sâu bệnh khác trên cây trồng. Bà con vui lòng liên hệ theo các thông tin sau, đội ngũ chuyên viên của PyLoAgri sẽ hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí:

PyLoAgri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên 

Hotline: 091 411 86 61

Email: info@PyLoAgri.com

Fanpage: Pyloagri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên

Địa chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, Tp. HCM

Nguồn: PyLoAgri.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.