Nhắc đến những loại bệnh gây hại cho cây thì không thể không nhắc đến loại bệnh ruồi đục quả. Đây là loại sâu bệnh gây hại phổ biến trên hầu hết các loại cây ăn quả ở nước ta. Nhằm giúp bà con nông dân, người sản xuất có thông tin để bảo vệ thành quả sản xuất cây ăn quả, rau ăn quả, PyLoAgri xin được giới thiệu đến Bà con một số đặc điểm và phương pháp phòng trừ ruồi đục quả cho bà con áp dụng.
Đặc điểm hình thái Ruồi đục quả
Và khi nhắc đến ruồi đục quả thường sẽ được chia ra làm 3 loài phổ biến đó chính là loài Bactrocera cucurbitae (gây hại chủ yếu trên bầu, bí, dưa…), loài Bactrocera dorsalis (ruồi phương đông), loài Bactrocera correcta (gây hại các loại rau quả có màu đỏ).
Ruồi đục quả gây hại quanh năm theo sự phát triển của từng loại cây trồng (khi quả lớn đến chín), khi bị ruồi đục quả có thể làm cho quả cong queo, dị dạng, thối rụng hàng loạt hoặc khi bổ ăn thấy con dòi nằm trong thịt quả làm mất cảm giác ngon và sợ,…
Vào mùa mưa, ruồi đục quả sinh sản mạnh và gây hại nặng cho nhà vườn
- Trứng: có hình hạt gạo, màu trắng sữa, khi sắp nở chuyển sang màu vàng nhạt.
- Ấu trùng (sâu non): Khi mới nở chỉ khoảng 1,5 mm, khi phát triển đầy đủ dài 6 – 8 mm, có màu vàng nhạt, miệng có móc. Khi phát triển đầy đủ, chúng búng mình xuống đất để tiếp tục giai đoạn hóa nhộng trong đất. Thời gian nhộng khoảng 7 – 12 ngày hoặc dài hơn nếu thời tiết trở lạnh.
- Nhộng: Có chiều dài từ 5 – 7 mm, có hình trứng dài, lúc đầu màu vàng nâu, khi sắp vũ hóa có màu nâu đỏ.
- Ruồi trưởng thành: Những con ruồi trưởng thành thường có chiều dài khoảng 6-10mm có màu vàng với những vạch đen trên ngực và bụng. Cuối phần bụng mỗi con ruồi cái đều có phần vòi nhọn dùng để chích vào quả và đẻ trứng trong đó.
Mỗi lần đẻ trứng trong quả mỗi quả trứng sẽ có màu vàng ngà và nằm phía trong vỏ quả. Sau khi trứng nở thành sâu non thì sẽ tiếp tục tấn công sang các quả tiếp theo.
Với đặc điểm ruồi đục quả có khả năng bay xa và con cái dùng vòi đẻ trứng bên trong nên một số biện pháp hóa học có tính dẫn lưu và tiếp xúc xông hơi để phun xịt giúp mang lại hiệu quả không cao. Do đó biện pháp chính ở đâu là cần áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp được khuyến cáo để chú trọng vào khâu bao quả và từ đó thường xuyên thăm vườn để kịp thời phát hiện ruồi vàng gây hại.
Những con ruồi trưởng thành thường có màu vàng với những vạch đen trên ngực và bụng
Khả năng gây hại của ruồi đục quả
- Ruồi cái dùng ống đẻ trứng chọc sâu vào vỏ rồi đẻ một chùm 5 – 10 trứng. Vỏ quả tại chỗ bị đục có màu đen, mềm, ứa nhựa mủ, tạo điều kiện cho nấm bệnh tấn công làm thối trái.
- Khi trứng nở, dòi đục và ăn phần thịt bên trong quả. Quả bị ấu trùng đục thường bội nhiễm nhiều loại vi sinh vật nên thối rất nhanh.
- Ruồi đục quả phá hại từ khi quả non đến chín.
- Trái cây bị ruồi đục làm giảm giá trị thương phẩm, chất lượng và không thể xuất khẩu được.
Dấu hiệu nhận biết
-
Do lỗ chích đẻ trứng của ruồi rất nhỏ so với lỗ đục của sâu đục quả nên rất khó để phát hiện ra điều bất thường.
- Khi quan sát kỹ trên mặt vỏ thấy nhiều vết thâm, sau lớn chuyển sáng màu vàng nhạt và nâu. Ngoài ra, bằng cách quan sát sẽ thấy những quả bị thay đổi về hình dạng lẫn màu sắc.
-
Bị ấu trùng đục bên trong nên nếu không kịp thời phát hiện sẽ làm phần thịt quả bị thối, bóp nhẹ tay thấy chảy nước. Chỗ bị đục có vết đen, tạo điều kiện cho nấm, vi sinh vật và cũng như các côn trùng gây hại cây trồng khác tấn công.
Một số biện pháp phòng trừ bệnh ruồi đục quả
1. Biện pháp canh tác
-
Biện pháp đầu tiên được khuyến cáo đó chính là biện pháp canh tác. Cần làm sạch vệ sinh vườn cây. Thu gom và tiêu hủy tất cả toàn bộ các loại quả bị thối và rụng.
- Bạn có thể đào những hố rộng và rải một lớp vôi bột xuống dưới đáy rồi thu gom toàn bộ quả bị thối hỏng cho vào hố rồi lại rắc vôi bột lên rồi lấp hố lại để tiêu diệt trứng của ruồi. Đây là phương pháp nếu được thực hiện thường xuyên sẽ cho hiệu quả khá tốt.
- Cây trong vườn thường xuyên phải được cắt tỉa và tạo tán sao cho hợp lý nhằm hạn chế việc trú ngụ của các loài bướm và ruồi trưởng thành. Việc làm này là điều khá đơn giản thực hiện tuy nhiên mang lại kết quả khá tốt cho việc phòng trị bệnh ruồi đục quả.
-
Bón phân đầy đủ và định kì đúng liều lượng sẽ giúp cho cây phát triển khỏe mạnh và từ đó chống chịu được tốt hơn với mọi loại sâu bệnh hại.
2. Biện pháp cơ học
-
Bao bọc quả: Đây là biện pháp quan trọng có hiệu quả cao đang được người sản xuất lựa chọn nhiều hiện nay. Khi quả bắt đầu vào giai đoạn lớn dùng loại bao chuyên dùng cho bọc quả để bọc từng quả và giữ nguyên cho đến khi thu hoạch.
- Nếu trồng ít có thể dùng túi nilon bình thường để bọc quả (khi bọc phải dùng vật nhọn như đầu tăm nhọn chọc một số lỗ thông hơi ở túi để quả vẫn hô hấp bình thường).
-
Dùng vải màn để bao toàn bộ cây đối với nơi có điều kiện, cây vừa đủ cao và có giá trị kinh tế cao.
3. Cách đặt bẫy:
Bà con có thể mua dụng cụ bẫy ruồi có bán sẵn khá tiện lợi hoặc sử dụng chai nhựa sẫm màu khoét 2 lỗ nhỏ chữ nhật đối diện nhau. Dùng dây thép cột bông gòn đã thấm thuốc đưa vào đáy chai, Phần đầu kia bạn đâm thủng đáy chai cột vào thân cây ( treo ngược chai để tránh nước mưa làm trôi thuốc).
Sau đó bạn tiến hành đóng nắp chai lại để theo dõi mật số ruồi trưởng thành vào bẫy. Bẫy được treo trên cây, nơi đầu gió và râm mát, cách mặt đất khoảng 1,5-2 m để dẫn dụ ruồi bay vào (không treo bẫy ngoài nắng, thuốc sẽ giảm hiệu lực nhanh). Khoảng cách bẫy 25-50m thì đặt 1 cái bẫy, tương ứng đặt 20 bẫy/ha.
Dùng tấm dính: Dùng các loại tấm dích diệt ruồi vàng bóc ra treo lên cây (tùy mật độ ruồi, diện tích cụ thể từng vườn để treo tấm dính cho phù hợp), ngoài tác dụng diệt ruồi đục quả còn có tác dụng diệt các loại côn trùng khác khi dính vào tấm dính.
4. Sử dụng chế phẩm hưu cơ sinh học đặc hiệu
Chế Phẩm Sinh Học PyLo 09 – Triệt để ruồi vàng và côn trùng chích hút
Thành phần chính gồm 2 chủng vi nấm Metarhizium, Beauveria có tác dụng gây bệnh và tiêu diệt côn trùng, sâu hại: ruồi đục trái, sâu xanh, sâu tơ, rệp sắp, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, nhện đỏ… từ giai đoạn trứng ấu trùng và trưởng thành. An toàn hiệu quả cao, không độc hại cho người và vật nuôi.
Bên cạnh đó cũng một thành phần khác như giấm gỗ, tinh dầu từ vỏ quế và các loại tinh dầu tự nhiên khác.
Sản phẩm giúp các loại cây ngăn ngừa côn trùng từ giai đoạn trứng đến ấu trùng và con trưởng thành qua cơ chế hoạt động gồm 3 bước
Bước 1: Chế Phẩm Sinh Học PyLo 09 sẽ xâm nhập vào các ấu trùng ruồi, côn trùng, sâu hại qua lớp biểu bì và thấm sâu vào cơ thể chúng.
Bước 2: Sản phẩm sẽ chọc thủng ruột ấu trùng làm chúng tổn thương và ngừng ăn quả. Sau từ 4 – 7 ngày chúng sẽ bị chết.
Bước 3: Sau khi chết, xác của chúng mọc ra nhiều bào tử nấm. Các bào tử này sẽ phát tán làm chết các côn trùng có hại khác.
Công dụng ưu việt đến từ PyLo 09:
-
Giúp xua đuổi, ngăn chặn các loại côn trùng gây hại cho cây trồng.
- Ngăn ngừa côn trùng từ giai đoạn trứng đến ấu trùng và con trưởng thành.
- Tiêu diệt côn trùng, sâu hại: ruồi đục trái, sâu xanh, sâu tơ, rệp sáp, sâu vẽ bùa, bọ trĩ, nhện đỏ,…
- Đặc trị các loại ruồi vàng và côn trùng chích hút như: nhện đỏ, rầy mềm, bọ xít, muỗi,…
- Giúp cây trồng xanh tốt, hạn chế rụng trái, hư trái, thối trái,…
-
An toàn hiệu quả cao, thân thiện và không độc hại với con người và môi trường tự nhiên.
Các sản phẩm tại PyLoAgri đều mang tính hữu cơ, thuận tự nhiên, không gây hại cho môi trường và người sử dụng. Bà con có thể đặt hàng trực tiếp trên website: www.pyloagri.com hoặc liên hệ với hotline để được hỗ trợ nhanh. Đặc biệt PyLoAgri có chính sách vận chuyển hoàn toàn miễn phí. Thời gian giao hàng nhanh chóng, đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm trong thời gian sớm nhất.
PyLoAgri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên
Hotline: 091 411 86 61
Email: info@PyLoAgri.com
Fanpage: Pyloagri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên
Địa chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, Tp. HCM
Nguồn: PyLoAgri.com