Sâu đục thân và cách diệt trừ hiệu quả

Chia sẻ

Sâu đục thân từ bao lâu nay đã là mối nguy hại số một đối với Bà con nông dân. Nếu không diệt trừ sẽ gây hại cho cây trồng, gây tổn thất về kinh tế. Mời Bà con cùng PyLoAgri tìm hiểu rõ hơn về sâu đục thân cũng như cách diệt trừ chúng sao cho hiệu quả nhất nhé!

Vài nét về sâu đục thân

Sâu đục thân là tên gọi một loài bệnh thường gặp trên cây trồng. Sâu sẽ trú ngụ và sinh sống trong cành hoặc thân cây. Lâu ngày chúng sẽ ăn rỗng thân cây và làm cho cây bị suy yếu dần. Sâu đục thân làm hại tất cả các mô hình trồng trọt từ cây ăn quả, cây cảnh đến cây lương thực.

Trong số các loài gây hại, sâu đục thân là loài sâu nguy hiểm nhất đối với cây trồng. Khi diện tích thâm canh mở rộng, một số loại sâu bệnh gây hại cũng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và chất lượng trái thu hoạch.

 

Sâu đục thân là tên gọi một loài bệnh thường gặp trên cây trồng
Sâu đục thân là tên gọi một loài bệnh thường gặp trên cây trồng

Vòng đời của sâu đục thân

  • Vào mùa sinh sản bướm sẽ tìm đến và đẻ trứng trên lá hay cành cây, Trứng có kích thước rất nhỏ khoảng 0,7 mm. Nếu chú ý kỹ bà con sẽ thấy trứng sâu đục thân có hình bầu dục màu trắng. Sẽ quan sát thấy trứng ở trên vỏ của thân cây hoặc cành cây.

  • Mỗi lần bướm sẽ đẻ khoảng 150 – 200 trứng. Sau đó khoảng 7 ngày trứng sẽ nở thành sâu. Những con sâu này sẽ không lập tức rời đi mà sẽ đục thân cây để tiếp tục vòng đời của mình trong đó.
  • Sau đó sâu sẽ tiến hành lột xác khoảng 4 lần. Giai đoạn này kéo dài khoảng hơn 1 tháng trước khi chúng phát triển thành nhộng. Giai đoạn nhộng thường chỉ kéo dài khoảng 6 ngày. Sau thời gian này từ nhộng sẽ biến thành bọ cánh cứng. Đến đây chúng vẫn tiếp tục giai đoạn phá hoại cây trồng.

  • Con trưởng thành sâu đục cành, thường đẻ trứng vào chồi hoa, các chồi khô, chồi ngừng sinh trưởng của vụ trước. Sâu non sau khi nở, đục một đường hầm từ ngọn chồi xuống các cành lớn hơn thậm chí đến lõi thân chính. Sâu non đục các lỗ có khoảng cách đều nhau khoảng 20-25 cm dọc theo cành bị đục để thải phân ra ngoài và để thở. Sâu đục bên trong làm cho cành suy yếu, dễ bị gẫy trong mùa mưa và khi mang quả nặng.
  • Điều trưởng thành là loài xén tóc lớn có khả năng phát tán di trú lây lan rộng, vòng đời kéo dài một năm, là loài đa thực gây hại nhiều loại cây trồng nông nghiệp và lâm nghiệp. Ấu trùng, nhộng nằm sâu trong thân cây, cành cây nên các loài thiên địch rất khó phát hiện, thuốc bảo vệ thực vật khó tiếp xúc để tiêu diệt nên phải thực hiện tổng hợp các biện pháp phòng trừ và phải phòng trừ đúng thời điểm mới đạt kết quả cao.
Vòng đời của sâu đục thân
Vòng đời của sâu đục thân

Thời điểm gây hại

Sâu đục thân thường gặp nhiều nhất vào mùa mưa, thời điểm mà độ ẩm trong không khí cao. Chúng hay lựa chọn thời điểm mà cây trồng bắt đầu ra hoa để phá hoại và gây thiệt hại cho Bà con. Sang đến mùa khô tần suất bệnh sẽ ít gặp hơn.

Biểu hiện của bệnh

  • Đặc điểm gây hại của sâu đục thân và sâu đục cành điều: Con trưởng thành sâu đục thân thường đẻ trứng vào các kẽ nứt trên vỏ cây, cách gốc 1,5 m trở xuống. Sâu non nở ra, đục vào phần mô vỏ cây, ăn mô vỏ và phần gỗ mềm tiếp giáp với lớp vỏ tạo thành các đường hầm có nhiều ngõ ngách dưới vỏ.

  • Ở đầu miệng lỗ, có nhựa và mùn cây đùn ra. Khi sâu non đục khoanh tròn chu vi thân, cắt đứt mạch dẫn nhựa thì cây sẽ vàng lá và chết dần. Sâu non thường gây hại từ tháng 2-11 hàng năm, nhưng tập trung gây hại nặng vào khoảng tháng 7-9.
  • Khi vườn bị sâu hại bà con sẽ thấy trên thân cây lúa có những ổ trứng nhỏ. Trứng sâu sẽ có màu trắng sữa lúc mới đẻ hoặc là màu đen ở giai đoạn chuẩn bị nở. Khi cây bị sâu đục thân, phần thân hoặc cành cây sẽ có những phần sẫm màu hơn. Sâu thường xâm nhập vào những phần chồi hoặc cành non.
  • Vậy nên khi thấy những dấu hiệu cành trở nên khô hay hoa rụng bất thường thì bà con nên kiểm tra kỹ lại. Vì khi đó khả năng rất lớn là cây trồng đã bị sâu đục thân xâm nhập. Cây trồng khi đến giai đoạn ra quả nếu bị sâu đục thân thì quả sẽ còi cọc và thậm chí không thể phát triển được. Gây những thiệt hại năng nề về mặt kinh tế.

Cây trồng khi đến giai đoạn ra quả nếu bị sâu đục thân sẽ gây những thiệt hại năng nề về mặt kinh tế.

Cách tiêu diệt sâu đục thân ở cây trồng

1. Biện pháp canh tác:

  • Hướng dẫn nông hộ tỉa thưa, tỉa cành, tạo tán, bón phân theo đúng quy trình kỹ thuật để tạo thông thoáng cho vườn điều, nhằm loại bỏ trứng, ấu trùng sâu non nằm bên trong các cành nhánh vô hiệu.

  • Tiến hành tỉa cành, tạo tán 2 lần/năm: lần đầu được tiến hành ngay sau vụ thu hoạch kết thúc vào tháng 4, kết hợp với việc dọn vườn, phát quang bụi rậm, bón phân đợt 1 cho cây. Lần thứ hai tiến hành vào tháng 9 kết hợp với việc làm cỏ, bón phân đợt 2.
  • Tỉa thưa vườn điều (nếu vườn quá dày) và tỉa toàn bộ những cành bị nhiễm sâu bệnh, cành giao nhau, cành vượt, cành sà thấp sát mặt đất, cành khô… Các cành lá sau khi tỉa bỏ phải được dọn khỏi vườn cây và đốt tiêu hủy sâu non và trưởng thành còn nằm bên trong.

2. Biện pháp sinh học:

Cũng như sâu đục thân, sâu tơ sâu ăn lá bọ cánh cứng, rệp, nhện đỏ,… đều là những loài côn trùng gây hại nặng nề cho cây trồng. Với mong muốn mang đến một giải pháp bảo vệ chất lượng nông sản toàn diện cho người nông dân, PyLoAgri đã nghiên cứu và phát triển ra dòng chế phẩm trừ sâu sinh học PYLO 10.

Với thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, được chiết xuất từ thực vật và các loại vi sinh vật có lợi, PYLO 10 – Là sản phẩm chuyên dụng để diệt trừ tận gốc sâu bệnh như sâu ăn lá, sâu đục thân, sâu tơ, bọ trĩ, nhện đỏ,… gây hại trên thân, lá, quả của cây trồng.

Chế Phẩm Trừ Sâu Sinh Học PyLo 10 – Phòng Trừ Sâu Ăn Lá, Sâu Tơ, Sâu Đục Thân
Chế Phẩm Trừ Sâu Sinh Học PyLo 10 – Chuyên Diệt Trừ Sâu Đục Thân, Sâu Ăn Lá, Sâu Tơ,

Thành phần:

  • Vi khuẩn Bacillus thuringiensis được phối trộn trên nền hỗn hợp vi sinh vật có lợi như Metarhizium spp, Beauveria sp, Verticillium sp, Paecilomyces sp,…

  • Kết hợp cùng các tinh chất tự nhiên chiết xuất từ thực vật.

Công dụng:

  • Có hiệu lực phòng và diệt trừ sâu đục thân, sâu hại ăn tạp, sâu xanh da láng, bọ trĩ, và nhện đỏ,…

  • Vi khuẩn Bacillus thuringiensis (độc tố và bào tử) ức chế và tiêu diệt sâu rầy.
  • Nấm ký sinh lây nhiễm bệnh trên các giai đoạn trong vòng đời của bọ trĩ, nhện đỏ, sâu, rầy,… từ con này sang con khác. Làm khô cứng cơ thể và chết sau 3-5 ngày phun.
  • Các chiết xuất thực vật xua đuổi và tiêu diệt gọn các loại sâu bệnh trên cây trồng.
  • Sản phẩm cũng có tính chọn lọc cao, chỉ tác động lên sâu bệnh, côn trùng gây hại mà không ảnh hưởng đến vật nuôi hay côn trùng có lợi khác.
  • Chế phẩm trừ sâu sinh học PYLO 10 với thành phần hoàn toàn tự nhiên, thân thiện với môi trường do đó rất an toàn với con người và môi trường.
  • Là giải pháp an toàn và hiệu quả thay thế việc lạm dụng chất hóa học.

Chế phẩm sinh học trừ sâu PYLO 10 có thành phần hoàn toàn từ tự nhiên, chiết xuất từ thực vật và các loại nấm có lợi. Do đó, nó rất an toàn với con người và môi trường. Ngoài ra, sản phẩm cũng có tính chọn lọc cao, chỉ tác động lên sâu bệnh, côn trùng gây hại mà không ảnh hưởng đến vật nuôi hay côn trùng có lợi khác.

Các sản phẩm tại PyLoAgri đều mang tính hữu cơ, thuận tự nhiên, không gây hại cho môi trường và người sử dụng. Bà con có thể đặt hàng trực tiếp trên website: www.pyloagri.com hoặc liên hệ với hotline để được hỗ trợ nhanh. Đặc biệt PyLoAgri có chính sách vận chuyển hoàn toàn miễn phí. Thời gian giao hàng nhanh chóng, đảm bảo khách hàng nhận được sản phẩm trong thời gian sớm nhất.

PyLoAgri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên 

Hotline: 091 411 86 61

Email: info@PyLoAgri.com

Fanpage: Pyloagri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên

Địa chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, Tp. HCM

Nguồn: PyLoAgri.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.