Bên cạnh những câu hỏi như siêu vị lượng là gì? Đa vi lượng là gì? Phân bón vi lượng là gì? Thì vai trò của phân bón vi lượng cũng được nhiều người quan tâm.
Để cây trồng phát triển tốt, khỏe mạnh thì cây cần phải được bổ sung đủ các chất từ đa, trung lượng và vi lượng. Bên cạnh việc sử dụng trung vi lượng bón gốc thì sử dụng vi lượng cũng khá quan trọng. Việc thiếu hay thừa chất vi lượng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cây trồng. Nên việc bón phân vi lượng và cách sử dụng phân bón vi lượng cũng khá quan trọng.
Phân bón vi lượng là gì?
Phân bón vi lượng là hỗn hợp các chất hóa học như kẽm, đồng, Clo, sắt, Mangan,… nhằm bổ sung các loại nguyên tố vi lượng cho cây. Đôi khi còn cung cấp thêm các nguyên tố siêu vi lượng, đất hiếm, chất kích thích sinh trưởng cho cây. Một số nguyên tố vi lượng còn tạo ra các mùi vị đặc trưng của cây trồng đó.
Khi bón phân thì nên theo hướng dẫn sử dụng để tránh thừa hoặc thiếu vi lượng. Bởi có thể làm cho cây còi cọc, chậm phát triển hoặc nhiễm kim loại nặng gây ảnh hưởng tới chất lượng nông sản hay thậm chí là sức khoẻ con người.
Vai trò của phân bón vi lượng
Mỗi chất trong phân bón vi lượng đều có tác dụng riêng để hỗ trợ cây phát triển như:
Vi lượng đồng (Cu):
- Đồng là chất xúc tác cho quá trình hình thành diệp lục trong cây, nguyên tố này không đồng thời tham gia vào cấu trúc của diệp lục tố
- Hỗ trợ quá trình hình thành vitamin A trong cây
- Kích thích hấp thụ các nguyên tố vi lượng khác như Kẽm, Mangan, Bo…
Vi lượng sắt (Fe):
- Là vi lượng rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng, hỗ trợ các hoạt động của men, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hóa trong cây
- Hình thành chất diệp lục, làm lá cây có màu xanh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp của cây.
- Hình thành các hợp chất hữu cơ phân tử, thúc đẩy quá trình tổng hợp protein của cây
Vi lượng Mangan (Mn):
- Hỗ trợ rễ phát triển to, giúp cây nảy mầm sớm, trổ bông đều, tỷ lệ đậu trái cao trên cây, hạt chắc mẩy
- Góp phần tạo nên enzym hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất quan trọng trong cây: sự hút dinh dưỡng, sự cố định đạm, sự khử nitrat,…
- Tham gia trực tiếp vào các quá trình như quang hợp, hô hấp, tổng hợp các chất hữu cơ, vận chuyển, chuyển hóa hơi nước, chuyển hóa gluxit, sự sinh trưởng và phát triển, sự chống chịu hạn của cây.
Vi lượng kẽm (Zn):
- Kẽm hoạt hóa 70 loại enzim khác nhau, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sinh lý, sinh hóa của cây trồng.
- Kẽm hỗ trợ quá trình tổng hợp các chất sinh trưởng và các hệ thống men cần thiết cho sự tăng cường của một số phản ứng trao đổi chất trong cây.
- Bên cạnh đó, kẽm cần thiết cho việc sản xuất chất diệp lục và tổng hợp các Hydratcarbon cho cây
- Tăng khả năng chịu hạn và khả năng sử dụng lân, đạm.
Vi lượng Bo (B):
- Cần thiết cho sự nảy mầm của hạt phấn, hình thành màng tế bào và hạt giống.
- Tác động trực tiếp đến quá trình phân hóa tế bào, trao đổi hormon, trao đổi Nitơ, nước và chất khoáng khác.
- Hỗ trợ làm tăng khả năng chống đổ cây vì tăng sự tổng hợp protein (tránh độc NH3) và sự tổng hợp glucid
- Bổ sung Bo để dễ ra hoa kết trái, tăng sự vận chuyển các chất để nuôi cây, giúp cây chịu đựng được hạn.
Vi lượng Molyden (Mo):
- Tổng hợp các hoạt động của men khử Nitrat. Loại men này giúp khử Nitrat thành Ammonium trong cây
- Thúc đẩy quá trình củng cố và sử dụng đạm cho cây
- Rất cần thiết cho vi khuẩn cố định đạm sống cộng sinh ở những nốt sần trên cây họ đậu
- Giúp việc chuyển hóa lân từ chất vô cơ sang chất hữu cơ trong thân cây.
Vi lượng Clo (Cl):
Nguyên tố Clo được cho là nguyên tố vi lượng quyết định sự sống của cây.
- Clo tham gia vào các phản ứng chuyển hóa năng lượng để nuôi cây
- Hoạt hóa các men trong cây
- Vận chuyển canxi, magie, kali trong thân cây
- Kiểm soát sự thoát hơi nước của cây.
Cách bổ sung vi lượng cho cây đúng cách
Để sử dụng phân bón vi lượng đúng cách thì bạn cần phải biết rõ tình trạng cây trồng đồng thời nắm rõ phương pháp, liều lượng sử dụng phân bón cho từng loại cây. Nếu bón thừa hay thiếu thì cũng sẽ ảnh hưởng đến cây trồng
Có 3 cách sử dụng phân bón vi lượng hiệu quả:
- Bón thẳng trực tiếp vào đất
- Trộn lẫn với phân bón hoặc ngâm với hạt giống, hồ rễ
- Bón bằng cách phun lên lá.
Những biểu hiện cây bị thừa hoặc thiếu vi lượng
- Đối với cây bị thiếu vi lượng sẽ có nhiều dấu hiệu để bạn nhận biết xem cây bị thiếu vi lượng gì để bổ sung. Chẳng hạn lá bị mất màu xanh là biểu hiện của việc thiếu Mg, Fe, B,…
- Đối với cây bị dư thừa vi lượng thì biểu hiện là cây sẽ phát triển quá mức hoặc sẽ vàng lá, thân cây sẽ khô, từ đó gây ngộ độc kim loại ở trái cây dẫn đến ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trường hợp thiếu vi lượng trên cây thưởng phổ biến hơn, gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây từ đó làm giảm chất lượng, năng suất cây trồng.
Sản phẩm Phân Bón Vi Lượng PyLo Nutri 02 – Chống Rụng Hoa Và Trái Non Hiệu Quả
Công dụng:
- Sản phẩm cung cấp đầy đủ Kali và Bo cho cây trong giai đoạn chuẩn bị ra hoa, kết trái
- Giúp cây thụ phấn tốt hơn và tăng tỷ lệ kết trái cho cây trồng
- Có khả năng chống rụng trái non, tăng chất lượng của sản phẩm
- Tổng hợp protein và có khả năng điều hòa sinh trưởng, tăng chất lượng sản phẩm của rau, củ quả
- Tăng sức đề kháng cho cây, giúp cây hấp thu tốt hơn và bổ sung các chất dinh dưỡng kịp thời.
Bạn có thể tham khảo thêm thông tin chi tiết sản phẩm tại website: PyLoAgri.com hoặc nếu bạn cần tư vấn thêm thông tin hay muốn mua sản phẩm thì liên hệ số Hotline: 091 411 86 61.
Nguồn: PyLoAgri.com
>>> XEM THÊM: 10 lợi ích khi sử dụng phân bón hữu cơ sinh học