Giải pháp phòng – trừ bệnh Vàng lá thối rễ

Chia sẻ

Cây có múi là loại cây ăn trái đặc sản có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng xuất khẩu lớn. Thế nhưng quá trình canh tác chúng không hề đơn giản. Bên cạnh các khâu về kỹ thuật canh tác, nhà vườn cũng cần phải am hiểu và áp dụng đúng các biện pháp bảo vệ cây trồng để đảm bảo chất lượng và năng suất của nông phẩm. Cây có múi có rất nhiều bệnh dịch hại nghiêm trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất như: bệnh vàng lá gân xanh, vàng lá thối rễ, bệnh tristeza, rầy chổng cánh,… Một trong những bệnh hại làm “đau đầu” nhà vườn trong nhiều năm qua, có tác động nghiêm trọng đến cây trồng cũng như năng suất của cả vụ mùa đó là bệnh Vàng lá thối rễ. Chính vì lẽ đó, các nhà vườn thật sự cần thiết có một giải pháp hiệu quả trong việc kiểm soát bệnh hại này thông qua các biện pháp canh tác cũng như sử dụng các thuốc chế phẩm sinh học một cách hợp lý và hiệu quả

Cây ăn trái có múi

Bệnh vàng lá thối rễ là gì ?

Vàng lá thối rễ là bệnh cực kỳ nguy hiểm trên nhiều loại cây ăn trái đặc biệt là cây có múi. Bệnh Vàng lá thối rễ xuất hiện từ sự hư hại của bộ rễ bởi các tác nhân vi sinh vật đất (nguyên nhân trực tiếp) và kỹ thuật canh tác (nguyên nhân gián tiếp), dẫn đến các nguồn nước, dinh dưỡng từ đất không được vận chuyển lên cây đầy đủ và kịp thời, dẫn đến cây sinh trưởng và phát triển còi cọc, suy yếu dẫn rồi chết đi. Vàng lá thối rễ có thời gian ủ bệnh lâu, trong thời gian đó cây sẽ suy yếu dần. Khi phát hiện, thường thì bệnh đã chuyển qua giai đoạn cấp tính nên cần phải xử lý ngay nếu không cây sẽ suy rất nhanh. Nếu nhiễm bệnh ở giai đoạn cây mang trái thì rất nguy hiểm, vì ở thời điểm này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng trái cũng như năng suất của cả vụ.

Điều kiện phát sinh và phát triển bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi

Mầm bệnh nấm F. solaniP. citropthora luôn hiện diện trong đất nhưng phải cần có điều kiện thích hợp để phát triển và gây hại, đất bị oi nước lâu dài thì bệnh mới phát triển mạnh. Vì chủng nấm Fusarium solani vào cây trong điều kiện ráo nước (thoáng khí) thì sau 3 tháng cây vẫn không thể hiện triệu chứng của bệnh, nhưng khi gặp điều kiện oi nước thì sau một tháng bệnh đã xuất hiện và gây triệu chứng vàng lá, rụng lá và thối rễ. Ngoài ra có thể còn có cả tuyến trùng và các côn trùng chích hút. Tuyến trùng xâm nhập tạo ra các vết thương hoặc làm giảm khả năng miễn dịch của bộ rễ, từ đó tạo điều kiện cho nấm bệnh xâm nhập gây hại. Nấm tiết ra độc tố làm lá héo, vàng, rụng và cây chế từ từ.

Nguyên nhân gây vàng lá thối rễ
Nguyên nhân gây vàng lá thối rễ

Bệnh có thể xảy ra quanh năm những không đáng kể. Chỉ phát triển thành dịch vào đầu mùa nắng, tháng 11 và 12 dương lịch hằng năm. Cây chết hàng loạt vào tháng 1 đến tháng 4 dương lịch và có thể tiếp tục kéo dài trong mùa mưa năm sau. Các vườn cây bệnh và chết cây đều là những vườn không được bón phân hữu cơ bổ sung mà chỉ toàn được bón phân hóa học. Và gần như tất cả các vườn đó đều không được bón vôi.

Điều kiện đất và nước giữ vai trò rất quan trọng đối với bệnh thối rễ cây ăn trái. Đất có thành phần sét cao trong sa cấu đất tạo ra tình trạng đất khó thoát nước sau các đợt mưa dài ngày. Đất bị nước chiếm các tế khổng lâu ngày nên rơi vào tình trạng yếm khí do oi nước. Nếu tình trạng này kéo dài làm cho rễ cây trồng phải hô hấp yếm khí lâu ngày, các độc chất từ hoạt động của quá trình sinh hóa trong tế bào rễ sinh ra không được giải độc, tích lũy trong tế bào và gây ngộ độc ngược lại cho tế bào. Từ đó các tế bào ở phần rễ non, nơi mà các hoạt động của quá trình sinh hóa xảy ra mạnh nhất sẽ bị chết dần và tạo thành các mảng thối của rễ non. Mầm bệnh có sẵn trong đất sẽ theo các vết thối và bắt đầu xâm nhập vào rễ.

Nguyên nhân chính khiến cây dễ nhiễm bệnh trong giai đoạn mang trái

  • Sức chịu đựng của hệ rễ suy yếu: giai đoạn nuôi trái cần huy động nguồn dinh dưỡng rất lớn. Thân, cành, lá và rễ đều phải hoạt động với cường độ cao nhất để có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trái, nhất là hệ rễ. Vì hệ rễ phải làm việc liên tục nên đây chính là thời điểm mà cây dễ bị tổn thương nhất trong năm.
  • Hơn nữa, hiện nay do thói quen của nhiều nhà vườn vẫn còn sử dụng biện pháp chặt rễ để làm hoa. Việc làm này có thể kích thích việc ra hoa tốt hơn những cũng đã vô tình đã làm tổn thương hệ rễ, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh dễ dàng xâm nhập và gây hại hệ rễ.
  • Do nhu cầu hấp thu nhiều dinh dưỡng, nhà vườn thường có thói quen bón nhiều phân bón hóa học với mong muốn thấy cây mang thêm nhiều trái, mùa màng bội thu. Nhưng vô tình làm tăng độ mặn trong đất, dễ gây ra hiện tượng cháy các đầu rễ non. Các đầu rễ non bị tổn thương trong giai đoạn rễ đang suy yếu này sẽ là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm bệnh xâm nhập và gây ra bệnh vàng lá và thối rễ.

Triệu chứng bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi

  • Trên lá: Lá trên cây bị vàng kể cả gân lá (phân biệt với bệnh vàng lá gân xanh, lá vàng gân lá vẫn còn xanh) có thể vàng một vài nhánh hay trên toàn cây. Ban đầu là các lá già vàng trước, tiếp theo đó là các lá non. Những lá vàng rất dễ bị rụng.
Triệu chứng trên lá
  • Trên thân và rễ: Rễ bị đen, thối, khi nhổ lên vỏ rễ bị tuột ra khỏi phân gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Trên những cây bị bệnh nặng, không thấy rễ tơ trắng mà toàn bộ rễ tơ và rễ cái đều bị thối đen. Trên thân từ phần sát mặt đất trở nên khô, thối và có màu đen nâu. Rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng, thân cây bị hư không vận chuyển được nước và chất dinh dưỡng nuôi cây từ đó làm cành và cây bị chết khô. Khi bị bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng là chết toàn cây.
Triệu chứng trên thân và rễ
  • Trên trái: Chất lượng trái kém, trái bị vàng và rụng sớm do thiếu nước và dinh dưỡng.
Triệu chứng trên trái

Biện pháp phòng trừ bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi

Bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi phát sinh và phát triển gây hại từ nhiều nguyên nhân, cho nên để hạn chế bệnh cần có chế độ canh tác bền vững và phòng trị kịp thời ngay từ ban đầu.

  • Cần phân biệt rễ bệnh vàng lá gân xanh, bệnh Tristeza và vàng lá thối rễ để có biện pháp đối phó thích hợp.
  • Chọn cây giống sạch bệnh, vườn trồng phải có hệ thống rãnh thoát nước tốt. Vườn trồng cây có múi đất phải cao ráo, thoát nước tốt. Nếu vườn thấp phải làm bao bờ để kiểm soát nước trong mùa mưa lũ.
  • Bón vôi và quét vôi vào gốc cây vào đầu mùa mưa để sát khuẩn, ngăn ngừa nấm bệnh và nâng pH đất giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Bón nhiều phân hữu cơ để cải thiện đặc tính đất kết hợp với việc cung cấp nấm đối kháng và đồng thời tăng cường hoạt động của các vi sinh vật trong đất.
  • Thăm vườn thường xuyên để phát hiện sớm bệnh và có những biện pháp xử lý kịp thời như: cắt bỏ những cành bị vàng, rễ thối đen.
  • Cần xem xét lại công thức bón phân, nên chia nhỏ lượng phân bón mỗi lần sử dụng. Nếu có thể nên thay thế sang các loại Phân bón Hữu cơ Khoáng để giảm thiểu những tác động xấu đến hệ rễ trong thời gian này.

Thấu hiểu được nỗi lo cùng sự lo lắng của Bà con, PyLoArgi đã nghiên cứu và phát triển để cho ra công thức kết hợp giữa Bộ ba sản phẩm cao cấp với công dụng đặc trị và phòng trừ Bệnh Vàng lá thối rễ đồng thời đem lại khả năng phục hồi toàn diện hệ rễ, tăng sức đề kháng cho cây trồng trước các mầm bệnh hại và những ảnh hưởng tiêu cực của môi trường bên ngoài.

  • Trichoderma Bacillus Pylo: Bổ sung chủng nấm có lợi, bảo vệ toàn diện hệ rễ. Gây ức chế và tiêu diệt các nấm bệnh gây hại còn lưu tồn trong đất.
Trichoderma Bacillus Pylo
Thuốc sinh học phòng trừ sâu bệnh PYLO 07
  • Root Booster Pylo: Kích rễ, bung đọt. Cải tạo đất, khử chua nhanh. Giúp cây ra rễ mạnh, phục hồi được bộ rễ sau khi thu hoạch hay ngập úng.
Root Booster Pylo

Sự kết hợp nhằm mục đích bổ sung vi sinh vật có lợi vào đất, làm nhiệm vụ bảo vệ hễ rễ, chống nấm khuẩn, tuyến trùng gây hại – nguyên nhân gây bệnh thối rễ, vàng lá. Hiệu quả phục hồi chỉ sau 20 – 25 ngày xử lý.

Cảm ơn Quý Bà con đã quan tâm đón đọc !

Để được biết thêm chi tết về tất cả sản phẩm cũng như các ưu đãi khác, Bà con vui lòng liên hệ theo các thông tin sau, đội ngũ chuyên viên của PyLoAgri sẽ hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí:

PyLoAgri – Nông nghiệp Thuận Tự Nhiên

Hotline: 091 411 86 61 

Email: info@PyLoAgri.com

Fanpage: Pyloagri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên

Địa chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, Tp. HCM 

Nguồn: PyLoAgri.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.