Các loại cây ăn quả có múi như: cam, chanh, bưởi, quýt,… là những loại cây ăn quả thuộc vùng Á nhiệt đới, phù hợp với vùng khí hậu và thổ nhưỡng nước ta, cây cho năng suất cao, giá trị kinh tế lớn nên được trồng rất nhiều. Tuy nhiên, cây có múi cũng như nhiều loại cây trồng khác, trong quá trình sinh trưởng sẽ gặp không ít vấn đề về sâu bệnh hại. Bà con nên quan tâm tìm hiểu, nhất là những loại bệnh trên cây có múi để có cách phòng trị hiệu quả, triệt để, bảo vệ tốt cho cây trồng.
Một số bệnh hại trên cây có múi và cách phòng trừ hiệu quả (Phần 1)
1. Bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi
Đặc điểm gây hại
Bệnh vàng lá gân xanh do vi khuẩn Liberobacter asiaticum sống trong mạch dẫn của cây, kết hợp với rầy chổng cánh Diaphorina citri làm tác nhân truyền bệnh chủ yếu. Ngoài ra, bệnh còn lây lan qua mắt ghép. Bệnh làm tắt nghẽn quá trình vận chuyển dinh dưỡng làm thiệt hại đến sinh trưởng của cây.
Triệu chứng của bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi
- Trên lá: Bệnh vàng lá gân xanh phiến lá sẽ hẹp và nhọn như hình tai thỏ, khoảng cách giữa các lá ngắn lại, lá vàng nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn xanh.
- Trên quả: Cây bị bệnh sẽ ra hoa nhiều đợt hơn so với cây bình thường, gây ra hiện tượng hoa và quả xuất hiện trên cùng một cành. Mắc bệnh vàng lá gân xanh sẽ khiến quả bị múi nhỏ, méo mó và tâm quả bị lệch sang một bên, hạt thường bị thui đi và có màu nâu.
- Trên rễ: Khi bị bệnh tấn công, rễ sẽ dần bị thối, rễ tơ bị mất đi chỉ còn lại rễ chính, thậm chí rễ chính có thể cũng bị thối.
Phòng trừ bệnh vàng lá gân xanh trên cây có múi
Phòng trừ tác nhân truyền bệnh
- Phòng trừ rầy chổng cánh cũng là một phương pháp giúp hạn chế được sự tấn công của bệnh vàng lá gân xanh. Bà con nên sử dụng sản phẩm hữu cơ như PyLo 08, PyLo ĐN 01 được sản xuất theo công nghệ hiện đại và phân phối độc quyền bởi PyLoAgri vào giai đoạn cây ra lá non vào đầu mùa mưa để ngăn chặn khả năng truyền bệnh, nhất là trên những đọt non của cây.
- Bà con có thể kết hợp trồng xen ổi trong vườn cây có múi để xua đuổi rầy. Đồng thời, dùng thiên địch kiến vàng để hạn chế mật độ sinh sôi của nấm bệnh hại.
Xử lý nguồn bệnh phát sinh
- Đối với những cành bị bệnh nặng cần được cắt bỏ ngay và đem đốt, dụng cụ cắt tỉa sau khi sử dụng phải được khử trùng bằng nồng độ cao trước khi dùng cho cây khác. Bà con nên sử dụng biện pháp phòng trừ bệnh một cách đồng bộ và diện rộng trong vườn để đạt hiệu quả cao hơn.
- Đối với những loại cây như cam quýt nhất thiết phải có đê bao và cây chắn gió để tránh rầy nhẩy xâm nhập.
- Từ đầu khi thiết kế vườn, bà con nên chon giống cây khỏe, sạch bệnh, trồng với mật độ hợp lý để tránh giao tán, thường xuyên tạo tán, tỉa cành tạo vườn thông thoáng.
2. Bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi
Điều kiện phát sinh bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi
Bệnh vàng lá thối rễ do nhiều tác nhân gây ra như nấm Furarium solani, Phytophthara và tuyến trùng. Tuyến trùng hoặc Phytophthara tấn công làm rễ tổn thương trước sau đó nấm Fusarium mới tấn công vào sau với tốc độ lan truyền rất nhanh.
Đất vườn có thành phần nhiều sét, dễ quánh dẻo, bị oi nước vào mùa mưa và chai cứng trong mùa nắng, hoặc đất vườn cũ bị chua, pH thấp, thiếu chất vi lượng nên bệnh xuất hiện và tấn công hơn. Nếu bà con lạm dụng phân hóa học, ít sử dụng phân hữu cơ, không bón vôi cho đất cũng là điều kiện giúp bệnh vàng lá thối rễ gây hại nặng hơn.
Biểu hiện của bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi
- Trên lá: Khác với bệnh vàng lá gân xanh sẽ khiến phiến lá hẹp, khoảng cách các lá ngắn lại có màu vàng nhưng gân chính và gân phụ vẫn còn màu xanh và nhỏ, mọc thẳng đứng như tai thỏ.
- Bệnh vàng lá thối rễ khi mới tấn công cây có múi sẽ khiến lá của cây vẫn bình thường nhưng gân lá có màu vàng nhạt, phiến lá ngả màu vàng cam và dễ rụng, khi cây bị nặng, kích thước lá nhỏ hơn bình thường, gân lá có màu vàng trắng, phiến lá màu vàng, bệnh càng nặng thì toàn cây đều vàng và rụng lá từ phía dưới gốc rồi đến các lá trên.
- Dưới rễ: Khi bị bệnh vàng lá thối rễ tấn công, bộ rễ cây có múi sẽ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn. Rễ bị thối có màu nâu, vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái khiến cây mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng, từ đó cành dần dần chết khô.
- Khi bệnh nặng, tất cả rễ đều bị thối đen và chết, dẫn đến chết toàn cây.
Biện pháp phòng trị bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi
Biện pháp trị bệnh
- Bà con cần nhanh chóng phát hiện những triệu chứng của bệnh vàng lá thối rễ trước khi bệnh tấn công 30% cây. Dựa vào nhánh cây có lá bị vàng theo hướng nào, bà con nên xới nhẹ quanh nơi vùng rễ bị thối để loại bỏ ngay những rễ hư thối, tránh bệnh lây lan ảnh hưởng đến cây trồng.
- Sau khi dọn sach phần rễ bị bệnh, bà con dùng thuốc PyLo ĐN 01 tưới đều quanh gốc, sau 3-5 ngày tưới lại để tiêu diệt nấm bệnh. Tiếp đó dùng PyLo Tricho 01 rải hoặc hòa tan nước để tưới quanh gốc nhằm hồi phục bộ rễ trở lại.
- Thuốc sinh học phòng trừ sâu bệnh PyLo 07: Quét sạch tuyến trùng, ngăn chặn sự xâm nhập của bệnh hại. Phục hồi những hư tổn của hệ rễ.
- Ngoài ra bà con nên dùng phân hữu cơ bón quanh gốc cho cây có múi nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết giúp cây sinh trưởng bình thường trở lại.
Biện pháp phòng bệnh
- Để phòng bệnh vàng lá thối rễ, bà con nên trồng vườn ở nơi đất cao, địa hình thoát nước tốt, nếu vườn thấp phải đảm bảo có bờ bao để kiểm soát nguồn nước trong mùa lũ.
- Bệnh thường tấn công cây có múi vào mùa khô, bà con có thể dùng vôi bón cho vườn để sát khuẩn, ngăn ngừa nấm bệnh và nâng cao pH đất giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh hơn.
- Tiến hành tỉa cành, tạo tán thông thoáng cho vườn trồng ngay khi cây còn nhỏ, thường xuyên thăm vườn trồng để phát hiện mầm bệnh sớm nhất để ngăn ngừa kịp thời.
3. Bệnh thán thư trên cây có múi
Điều kiện phát sinh bệnh vàng lá thối rễ trên cây có múi
Vào đầu mùa mưa hay những ngày có sương, bệnh thán thư thường xuất hiện do nấm Collototrichum gloeosporioides gây ra. Đây là loại nấm có tốc độ phát triển rất nhanh và mạnh nếu gặp điều kiện thuận lợi. Bào tử nấm phát tán theo gió, theo hướng nước tưới từ đó phát triển và gây hại. Phát triển ở vùng đất nghèo chất dinh dưỡng, những vùng đất quá úng hay khô hạn. Bệnh phát sinh phát triển thích hợp trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ thấp.
Bệnh thường phát sinh khi cây bắt đầu có hoa, càng về cuối càng nhiều. Các lá phía dưới bị trước, sau lan lên các lá phía trên. Nếu bệnh phát sinh muộn tác hại không đáng kể. Đất thiếu can xi và magiê cây thường bị bệnh nặng.
Biểu hiện của bệnh thán thư trên cây có múi
- Khi mắc bệnh, lá cây sẽ xuất hiện những đốm bệnh lõm màu nâu. Xuất hiện từ ngoài rìa và chóp lá sau lan vào trong khiến cho lá héo và rụng dần. Nếu trở nặng có thể héo khô mà chết.
- Khi nấm phát triển trên bông thì phần cánh và nhị chuyển sang màu nâu xám, dần ăn sâu vào trong gây thối nhũn và rụng bông.
- Trên trái ban đầu sẽ xuất hiện vết bệnh nhỏ có màu nâu xám, vết lớn dần và chuyển sang đen. Phần bên trong thối nhũn, hoại tử và rụng trái.
Biện pháp phòng trị bệnh thán thư trên cây có múi
- Thường xuyên thăm, vệ sinh vườn cây, tỉa bớt cành lá gần mặt đất, phát hiện sớm để tránh lây lan. Thu gom những bộ phần bệnh đi tiêu hủy.
- Đảm bảo vườn luôn thông thoáng, giữ khoảng cách giữa các cây trong vườn.
- Đảm bảo không ngập úng trong các ngày mưa.
- Bón bổ sung phân hữu cơ vi sinh để tăng sức đề kháng và khả năng chống chịu cho cây trồng.
- Sử dụng chế phẩm sinh học đặc trị PyLo 12 – Phòng trừ nấm trái như thán thư, thối trái, ghẻ sẹo. Giúp kiểm soát, ngăn ngừa và cô lập bệnh hại. Mang lại hiệu quả lâu dài trên cây trồng, không gây kháng thuốc và bảo vệ toàn diện, tối ưu cho nông sản của nông dân.
Nếu còn bất kỳ thắc mặc nào về các bệnh hại hoặc các vấn đề về sâu bệnh khác trên cây trồng. Bà con vui lòng liên hệ theo các thông tin sau, đội ngũ chuyên viên của PyLoAgri sẽ hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí:
PyLoAgri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên
Hotline: 091 411 86 61
Email: info@PyLoAgri.com
Fanpage: Pyloagri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên
Địa chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, Tp. HCM
Nguồn: PyLoAgri.com