Nền nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng phát triển trên thế giới trước nhu cầu ngày càng lớn việc sử dụng sản phẩm sạch, đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng cũng như việc đảm bảo sự bền vững cho hệ sinh thái môi trường. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh, đặc biệt là trong 10 năm gần đây. Nhiều tỉnh thành trong cả nước đã và đang áp dụng phát triển hiệu quả các mô hình canh tác nông nghiệp hữu cơ.
Nông nghiệp hữu cơ là gì ?
Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống nuôi trồng kết hợp hướng đến sự bền vững, tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh vật đất. Việc canh tác này cắt giảm đáng kể việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, thuốc kháng sinh, phân bón, giống biến đổi gene và hormone tăng trưởng. Với phương thức canh tác như trên, nông nghiệp hữu cơ có vai trò vô cùng to lớn không chỉ đối với sức khỏe của người sản xuất và tiêu dùng mà còn góp phần cải tạo, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nền nông nghiệp. Các phương cách này đồng thời đem đến lợi nhuận lành mạnh và phát triển nông nghiệp có đạo đức. Cụ thể, nông nghiệp hữu cơ có vai trò chủ yếu như sau:
- Duy trì và bảo toàn độ phì nhiêu của đất
- Ít gây ô nhiễm nguồn nước
- Đảm bảo đa dạng sinh học cao
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt
- Nâng cao hiệu quả kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường
Với những vai trò như trên, có thể khẳng định sản xuất nông nghiệp hữu cơ là tất yếu khách quan không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước khác trên mọi miền thế giới.
Theo định nghĩa của Bộ Nông nghiệp Việt Nam, Nông nghiệp hữu cơ là một hệ thống kỹ thuật nuôi trồng làm tăng cường độ phì của đất và sự đa dạng sinh học hoàn toàn bằng hình thức sử dụng phân hữu cơ. Nó có tác dụng cải tạo và tăng độ phì cho đất. Nông nghiệp hữu cơ nói không với thuốc trừ sâu tổng hợp, thuốc kháng sinh, phân bón tổng hợp, sinh vật biến đổi gene, hormone thăng trưởng. Thay vào đó là các giải pháp nông nghiệp bền vững, tăng độ phì của đất và sự đa dạng sinh học.
Việt Nam là nước nông nghiệp có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nền nông nghiệp hữu cơ
Ở Việt Nam, người nông dân đã canh tác hữu cơ truyền thống từ hàng nghìn năm nay và hình thức canh tác này cũng rất được chú trọng trong những năm 50 của thế kỷ trước. Phương thức canh tác truyền thống: nhất nước, nhì phân (phân hữu cơ), tam cần (đúng thời vụ), tứ giống (giống tốt địa phương) đã đảm bảo được nhiều ưu thế trong sản xuất nông nghiệp như chất lượng sản phẩm tốt, môi trường sinh thái được bảo vệ ở mức độ cao. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh về khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ hóa học, trong sản xuất nông nghiệp đã sử dụng nhiều hơn các loại hóa chất kích thích sự tăng trưởng cây trồng và một số loại hóa chất phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại. Điều này đã mang lại hai kết quả trái ngược nhau, việc sử dụng hóa chất đã dẫn đến an toàn thực phẩm không được đảm bảo và môi trường sinh thái bị phá hoại.
Là một nước có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, khí hậu ở Việt Nam thường nóng ẩm, mưa nắng thuận hòa nên việc sản xuất ra các sinh khối nhanh và chu trình chuyển hóa vật chất thành các chất dinh dưỡng cũng diễn ra với tốc độ nhanh hơn, nhìn chung rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp hữu cơ. Bên cạnh đó, ngoài nguồn nguyên liệu chế biến phân bón khá phong phú hiện diện trên mặt đất, Việt Nam còn có trữ lượng dồi dào tài nguyên thiên nhiên dưới lòng đất, chứa hàm lượng cao các chất khoáng tự nhiên dồi dào như apatit, photphorite, fenspat, mica và các khoáng chất chứa nhiều nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cây trồng.
Từ kho tàng kinh nghiệp lâu đời của người nông dân đã tích lũy được, kết hợp với nguồn tài nguyên dồi dào để chế biến các loại phân bón hữu cơ, thuốc sinh học,… thì Việt Nam ta hoàn toàn có thể sản xuất được các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, hội nhập thị trường hữu cơ quốc tế.
Tuy nhiên, để có thể phát triển mạnh mẽ nền nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam cần tập trung giải quyết một số vấn đề khó khăn còn tồn đọng như: áp lực của tăng năng suất, thói quen của người dân về sử dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, quy trình sản xuất khắt khe, đặc biệt nông nghiệp hữu cơ cần nhiều vốn để cải tạo đất, sản xuất phân bón hữu cơ, phân vi sinh và xử lý nguồn nước,…
Nông nghiệp hữu cơ cần tuân theo những nguyên tắc nào ?
Nguyên tắc 1: Bảo toàn sinh thái trang trại, vùng sản xuất.
Nguyên tắc 2: Làm phong phú hệ sinh thái nông nghiệp hơn.
Nguyên tắc 3: Làm việc với chu trình tự nhiên.
Nguyên tắc 4: Ngăn ngừa ô nhiễm từ bên ngoài.
Nguyên tắc 5: Tự cấp vật liệu sản xuất
Nông nghiệp hữu cơ mang lại những lợi ích gì ?
Để xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sản xuất theo hướng hữu cơ đúng với tiềm năng có sẵn của Việt Nam. Hơn ai hết, người nông dân cần phải hiểu rõ giá trị mà sản phẩm mình sản xuất sẽ mang lại những lợi ích gì cho môi trường, bản thân và người tiêu dùng.
- Về sinh học: canh tác hữu cơ chú trọng việc đa dạng hóa cây trồng nhằm hỗ trợ những loài côn trùng có ích và vi sinh vật có lợi trong đất. Từ đó phục hồi được sự đa dạng sinh học, đảm bảo sự an toàn cho hệ sinh thái.
- Về đất: Canh tác hữu cơ sử dụng phân ủ xanh, phân hữu cơ, điều này làm đất luôn giữ được kết cấu tốt hơn các phương pháp canh tác thông thường. Qua đó giảm được sự xói mòn, rửa trôi các thành phần dinh dưỡng trong đất.
- Về sức khỏe: với việc áp dụng sản xuất hữu cơ trong trồng trọt, người canh tác tránh tiếp xúc với các nông dược độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Về phía người sử dụng, sản phẩm không tồn dư các hóa chất độc hại cũng như các nguồn nấm khuẩn gây bệnh. Đồng thời phát huy tốt nhất các thành phần dinh dưỡng có lợi trong loại nông sản đó, từ đó bảo vệ an toàn và nâng cao sức khỏe người tiêu dùng.
- Về giá trị sản phẩm và chi phí cho tương lai: giá trị các mặt hàng hữu cơ ngày càng tăng, đem lại nguồn thu nhập lớn hơn cho người nông dân. Không chỉ vậy, về lâu dài việc canh tác sản phẩm hữu cơ còn giúp ổn định an ninh lượng thực thế giới, góp phần nuôi sống dân số thế giới đang ngày một tăng lên.
Tổng kết
Nông nghiệp hữu cơ được xem là một bộ phận quan trọng của nền sản xuất nông nghiệp, giúp Việt Nam hội nhập sâu và nâng tầm thương hiệu nông sản Việt trên thị trường nông nghiệp thế giới. Thế nhưng, để nông nghiệp hữu cơ có thể phát triển hơn nữa, các mắt xích trong chuỗi sản xuất – tiêu dùng phải được hoàn thiện mới có thể mang lại hiệu quả cao nhất.
Thị trường là động lực và là yếu tố quyết định nhất đất sự phát triển của nông nghiệp hữu cơ. Thị trường nội địa cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ dù có tiềm năng nhưng hiện chưa phát triển mạnh. Nông sản hữu cơ hiện chủ yếu phục vụ cho nhóm người có thu nhập khá tại các đô thị lơn. Thêm vào đó, lòng tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm hữu cơ chưa thực sự vững chắc do đi cùng với các sản phẩm hữu cơ được chứng nhận cũng có nhiều trào lưu kinh doanh nông sản tự gắn mác hữu cơ một cách tràn lan, trong khi chất lượng chưa được kiểm soát chặt chẽ.
Nhưng dần sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang nhận được thêm nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng không chỉ trên thế giới mà còn cả trong nước với mọi tầng lớp trong xã hội ưa chuộng và sẽ là xu hướng tất yếu trong phát triển nông nghiệp bền vững trong tương lai. Nhưng bên cạnh đó, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở nước ta vẫn còn nhiều khó khăn. Nhưng khi nông sản hữu cơ được sản xuất với chi phí hợp lý, chất lượng đảm bảo sẽ góp phần giải quyết được bài toán thị trường không chỉ tại nội địa mà còn cả thị trường xuất khẩu.
Để được biết thêm chi tết về tất cả sản phẩm cũng như các ưu đãi khác, Bà con vui lòng liên hệ theo các thông tin sau, đội ngũ chuyên viên của PyLoAgri sẽ hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí:
PyLoAgri – Nông nghiệp Thuận Tự Nhiên
Hotline: 091 411 86 61
Email: info@PyLoAgri.com
Fanpage: Pyloagri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên
Địa chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, Tp. HCM
Nguồn: PyLoAgri.com