Quản lý cỏ dại trong canh tác hữu cơ

Chia sẻ

Chuyên đề về Cỏ dại

Khái niệm về Cỏ dại: được hiểu đơn giản là những loài thực vật mọc ở những nơi mà con người không mong muốn, không đúng mục đích của người sản xuất. Thực chất, “cỏ dại” là một định nghĩa chức năng và thực vật không phải lúc nào cũng là cỏ dại. Cùng một loại thực vật mọc trong tự nhiên sẽ không phải là cỏ dại, thậm chí được xem là một loại thực vật có ích khi nó không cản trở các hoạt động khác. Ví dụ như hạt giống lúa nảy mầm trong vườn cây ăn trái cũng có thể canh tranh với cây trồng chính và cũng sẽ được xem là một loại cỏ dại. Chính vì vậy, trong canh tác hữu cơ thì việc quản lý cỏ dại là yếu tố tối quan trọng để tối ưu được năng suất mà không phải lạm dụng thuốc trừ cỏ hóa học.

Quản lý hiệu quả cỏ dại
Quản lý hiệu quả cỏ dại

Bản chất của cỏ dại

Cỏ dại mọc ở những nơi không mong muốn và thường thắng trong cuộc đấu cạnh tranh để phát triển với vây trồng chính. Có nhiều lý do giải thích cho điều này nhưng một điều quan trọng rõ ràng nhất là chúng thích nghi cực tốt với hầu hết các loại điều kiện. Đây đồng thời là lý do chúng thường được sử dụng như một chỉ số để đánh giá độ phì nhiêu và câu trúc của đất.Khi điều kiện đất thuận lợi hơn thì sự phát triển của cỏ dại mạnh hơn cây trồng chính và đó là dấu hiệu không tốt, cần phải được xử lý. 

Những tác hại từ cỏ dại

  • Cạnh tranh nguồn dinh dưỡng với cây trồng
  • Một số loại cỏ là nơi cư trú hoặc ký chủ cho nhiều loại sâu hại và vi sinh vật gây bệnh cây trồng. Như cỏ hôi (cỏ cứt lợn) là ký chủ của bệnh héo xanh vi khuẩn, tuyến trùng nốt sần.
  • Cạnh tranh với cây trồng về không gian, dinh dưỡng, ánh sáng, độ ẩm trong đất làm giảm năng xuất cây trồng.
  • Gây ô nhiễm hoặc cản trở nguồn nước cung cấp cho cây trồng.
  • Lẫn vào trong sản phẩm cây trồng, trong hạt giống, làm giảm giá trị hàng hóa.
  • Gây khó khăn cho canh tác và tăng chi phí sản xuất.
  • Tuy nhiên đôi khi người ta sử dụng cỏ phục vụ mục đích con người như đồng cỏ cho gia súc; làm phân xanh; nguyên liệu cho thủ công nghiệp; được xem như một chỉ thị về ô nhiễm môi trường (cỏ năng, lác – đất phèn); chống xói mòn (vertiver); bảo vệ công trình thủy lợi; là nơi trú ngụ của các loài thiện địch của sâu hại sau thu hoạch…

Những lợi ích mà “cỏ dại” mang lại

  • Cỏ trên Trái Đất có rất nhiều loại, nhưng đa phần đều rất cần thiết cho sự cân bằng. Đối với nông nghiệp, cỏ đóng vai trò là lớp phủ bảo vệ bề mặt đất trồng khỏi nắng mưa, chống xói mòn chất dinh dưỡng của đất, tạo môi trường cho giun trùng, vi sinh vật sinh sống và cân bằng thổ nhưỡng, cỏ sau khi cắt xuống sẽ khô và tạo thành một lớn mùn hưu cơ cung cấp ngược lại cho cây hấp thụ.
  • Rễ cỏ giúp đất tơi xốp, thoáng khí, đưa được nhiều O2 và CO2 vào tầng đất sâu, giúp rễ cây trồng hô hấp và hấp thụ dinh dưỡng dễ dàng hơn.
  • Che phủ đất, hạn chế quá trình rửa trôi các kim loại kiềm, góp phần ổn định pH đất.
  • Ngoài ra, “cỏ dại” còn đóng vai trò như một hàng rào sinh học đối với vườn cây trồng.
Khi không ảnh hưởng đến hoạt động nông nghiệp, “cỏ dại” có thể được xem là loài cây có ích

Những lợi ích của cỏ dại trong vuờn cây ăn trái

  • Có tác dụng giữ ẩm cho đất trong mùa hè và chống rửa trôi chất dinh dưỡng hay xói mòn đất trong mùa mưa.
  • Giúp bộ rễ cây ăn quả có múi hô hấp và hấp thụ dinh dưỡng một cách dễ dàng.
  • Thảm có giúp phân tán tuyến trùng khiến chúng không tập trung vào gốc cây.
  • Ở những vườn có độ dốc cao, một số loại cỏ dại có tác dụng chống xói mòn cho đất.

Phân loại “cỏ dại”:

Có nhiều cách để phân loại cỏ như: phân loại theo điều kiện sống, phân loại chu kỳ sinh trưởng, phân loại theo hình thái, phân loại theo đặc điểm thực vật.

1. Phân loại theo điều kiện sống: cỏ chịu hạn, cỏ chịu mặn, ưa nước, chịu phèn,…

2. Phân loại theo chu kỳ sinh trưởng:

  • Cỏ hàng năm: là các loại cỏ hoàn thành vòng đời (từ hạt đến khi nảy mầm và ra hoa tạo hạt) trong một hoặc hai mùa canh tác trong một năm. Các loại cỏ này thường chết vào mùa khô sau khi hoàn thành vòng đời của chúng.
  • Cỏ lâu năm: là những loại cỏ sống lâu hơn một năm. Loại cỏ này thường rất khó diệt vì có phần thân ngầm hoặc thân bò trên mặt đất. Có bộ rễ, củ phát triển sâu, khả năng sinh sản vô tính mạnh.

3. Phân loại theo hình thái:

  • Cỏ lá hẹp (cỏ một lá mầm): có những đặc tính chung như: lá hẹp, dày, mọc xiên, mặt lá có lông, rễ thường là rễ chùm, nông, đỉnh sinh trưởng được bọc kín trong bẹ lá. Tuy nhiên, trong nhóm này cũng có một số loại cỏ có đặc tính khác như cỏ cói lá hẹp nhưng mềm, mỏng và trơn.
  • Cỏ lá rộng (cỏ hai lá mầm): thường có lá rộng, nằm ngang, mỏng và mềm, rễ thường là rễ cọc, ăn sâu, đỉnh sinh trưởng để lộ ra ngoài.

4. Phân loại theo đặc điểm thực vật:

  • Nhóm cỏ hòa bản: có đốt đặc và lóng rỗng, thân tròn. Bản lá hẹp dài, gân phụ song song với gân chính chạy dài từ đầy lá tới cổ lá. Thân thường tròn, lá mọc cách, đính trên thân theo hai hàng. Rễ thường là rễ chùm và ăn nông.
  • Nhóm cỏ chác, lác: lá hẹp nhưng ngắn hơn cỏ hòa bản, thân thường đặc ruột, có góc cạnh tam giác. Không phân biệt bẹ lá và phiến lá, lá đính trên thân theo 3 hàng phía quanh thân. Phần gốc là tạo thành ống bao quanh thân.
  • Nhóm cỏ lá rộng: lá rộng, nằm ngang, mọc đối, mặt lá ít lông, gân lá sắp xếp theo nhiều hình khác nhau (gân lá hình mạng lưới đối với cỏ song tử diệp và gân lá song song với đơn tử diệp)

Các loại “cỏ dại” nên giữ lại trong vườn

Cỏ họ đậu (đậu đen, đậu xanh, lạc dại, đậu săng, đậu mèo, muồng vàng,…): Các loại cây họ đậu nhờ có vi khuẩn nốt sản cộng sinh ở rễ, có khả năng cố định nitơ trong tự nhiên để bổ sung đạm cho cây trồng. Đồng thời đóng vai trò như một nguồn phân xanh từ lượng sinh khối lớn.

Lạc dại (cỏ đậu): Là cỏ họ đậu cố định đạm. Có khả năng chịu hạn tốt, chịu úng cao, có thể trồng được quanh năm. Lạc mọc sát mặt đất nên khả năng che phủ và giữ ẩm cho đất rất tốt. Đồng thời còn là ký sinh chủ của rệp sáp, giúp chia sẻ áp lực cho cây trồng chính.

Xuyến Chi (Đơn Buốt): Là một loại cây cỏ bụi mọc ở các vùng đồng cỏ, đất hoang. Cây Xuyến Chi phân bố đều khắp các vùng ấm trên thế giới. Ở nước ta, Xuyến Chi phân bố khắp các tỉnh thành, ở những bãi đất trống, ven đường, ven mương, đồng cỏ. Cũng như các loại cây cỏ khác, Xuyến Chi giúp đất giữ ẩm, tơi xốp, đồng thời là nguồn hữu cơ cho đất khi được cắt tỉa. Đặc biệt thu hút các loài côn trùng như ong, bướm,…

Cây cỏ họ cúc (cúc vạn thọ, hướng dương, bồ công anh, hao sao nhái,…): Các loại cây cỏ họ cúc được trồng trong vườn ngoài lợi ích về che phủ, bảo vệ đất, bổ sung nguồn sinh khối còn có tác dụng thu hút thiên địch nhờ có hoa và xua đuổi, hạn chế công trùng, tuyến trùng trong đất.

Cỏ Vertiver: Được xem là một loại cỏ độc đáo, đa dụng. Cỏ thích ứng tốt với nhiều điều kiện thời tiết và đất đai khác nhau, lại rất an toàn với môi trường tự nhiên. Có bộ rễ ăn sâu, gắn kết chặt với đất. Rễ mọc thẳng đứng, không ăn sang hai bên nên không cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng chính. Bộ rễ của Vertiver cũng thu hút các loại tuyến trùng và nấm hại để chúng không tấn công sang rễ của cây trồng chính. Đồng thời loại cỏ này sẽ thu hút các loài thiện địch như bọ rùa, bọ ngựa, kiến, chuồn chuồn.

Cỏ Thài Lài (rau trai): Thường xuất hiện phổ biến ở miệt vườn, phát triển nhanh. Cỏ thài lài thường mọc lan trên mật đất, do đó có khả năng che phủ và giữ ẩm rất lớn. Đây còn là một loại dược liệu và là nguồn thức ăn cho các loại gia súc, gia cầm.

Biện pháp quản lý cỏ dại hiệu quả

Để có được hiệu quả trong quản lý cỏ dại, đầu tiên cần xác định các yếu tố như thời điểm, địa điểm, khí hậu, loại cây, phương thức canh tác,… sẽ tương ứng với loại cỏ nào. Điều này sẽ tiết kiệm được rất nhiều công sức của người sản xuất do giai đoạn mầm, cỏ dại sẽ có thể được loại trừ bằng các biện pháp đơn giản. Bên cạnh đó, người sản xuất cần phân biệt được chính xác các loại cỏ khác nhau để từ đó áp dụng biện pháp hợp lý hơn.

Biện pháp canh tác thủ công

  • Như chúng ta đã biết một nguyên tắc cơ bản trong canh tác hữu cơ là cố gắng tránh các vấn đề phát sinh hơn là tìm cách cứu chữa chúng. Nguyên tắc này được áp dụng bình đẳng trong việc quản lý có dại. Việc quản lý này sẽ tạo điều kiện trong việc cản trở cỏ dại mọc không đúng thời điểm và không đúng chỗ. 
Biện pháp canh tác thủ công
  • Trước hết cần xác định chính xác loại cỏ dại. Thông qua thói quen thường xuyên thăm vườn để có thể phát hiện kịp thời sự xuất hiện của cỏ dại. Từ đó đối chiếu với các mô tả, hình ảnh để so sánh đặc điểm của các bộ phận và nhận dạng được loại cỏ dại.
  • Xác định thời điểm làm cỏ dựa vào các giai đoạn phát triển của cây. Giai đoạn cây con: giai đoạn này có rất nhiều loại cỏ dại phát triển, vì phần đất còn trống nhiều. Cây cỏ sẽ cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quang hợp và sự phát triển của cây con. Giai đoạn cây trưởng thành và cho quả: lúc này chỉ diệt trừ một số loài cỏ cạnh tranh nước, dinh dưỡng, là nơi cư trú của dịch hại như cỏ chỉ, cỏ cú, cỏ tranh,…
  • Nhổ cỏ có lựa chọn: Chỉ loại bỏ các loại cỏ dại có rễ cứng hay canh tranh với cây, giữ lại cỏ làm nơi cư trí cho thiên địch. Chỉ cắt bớt khi cũng mọc quá cao. Vào mùa nắng không làm sạch cỏ, chỉ cắt cỏ 2 – 3 lần trong mùa mưa. Không sử dụng thuốc trừ cỏ hóa học trong vườn cây ăn trái, chỉ nhổ bỏ những loại cỏ dại không mong muốn và trồng xen các loại cây cỏ khác để canh tranh thay thế, sau một thời gian những loại cỏ hại đó sẽ tự động mất đi. Sau khi cắt, nên rải thêm một lớp Trichoderma – Bacillus trên lớp cỏ vừa phủ xuống để giúp để đẩy nhanh tốc độ phân hủy hữu cơ.
  • Cày bừa làm đất kỹ để chôn vùi hạt cỏ xuống sâu dưới tầng đất.
  • Thu gom sạch sẽ cỏ dại trước khi làm đất đưa ra khỏi vườn và tiêu hủy.
  • Sử dụng phân bón hữu nhằm tránh lẫn thân và hạt cỏ dại.
  • Vệ sinh nông cụ sạch cỏ trước khi sử dụng.

Sử dụng các chế phẩm từ nấm

Sử dụng các chế phẩm từ nấm hoặc bào tử nấm phát triển trực tiếp trên ký chủ là cây cỏ để ngăn chặn cỏ phát triển. Tuy nhiên, nên chú ý quan tâm đến dòng nấm sử dụng để tránh khả năng xảy ra việc cùng ký chủ với cây trồng chính. Như nấm Exoserohilum monoseras đang được nghiên cứu có thể kiểm soát cỏ lồng vực

Trồng cây cạnh tranh (thảm thực vật)

Nên chọn loại cây có lá to, sinh trưởng mạnh, sinh khối nhiều, hiệu suất quang hợp cao, tốt nhất là các cây họ đậu. Ngoài ra, cây phủ xanh còn có thể tận dụng để làm phân xanh, cung cấp lại cho cây trồng chính.Để tận dụng tối đa những lợi ích mà cỏ dại mang lại cần có những biện pháp quản lý cỏ dại hợp lý. Những cây cỏ dại có thể trồng như: thanh thất, cỏ lạc, cố khí,…

Thuốc diệt cỏ hữu cơ

Trước nhu cầu ngày một tăng lên, nỗ lực tìm kiếm nhiều giải pháp hữu cơ cơ hơn để kiểm soát cả dại được quan tâm hơn bao giờ hết, kéo theo sự xuất hiện ngày càng có nhiều sản phẩm diệt cỏ hữu cơ có mặt trên thị trường.

Thuốc diệt cỏ hữu cơ

Ngoài việc trừ cỏ cơ học, sự thât là hầu hết các chất diệt cỏ hữu cơ hiện nay thường không đem lại hiệu quả mạnh và tức thì như các loại thuốc diệt cỏ được tổng hợp hóa học. Nhưng đánh đổi đi phần chênh lệnh về hiệu quả đó thì các giải pháp hữu cơ mang lại sự yên tâm khi biết rằng sẽ không gây ô nhiễm môi trường hoặc gây nguy cơ đến sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội.

Trong sản xuất thông thường, người nông dân thường cố gắng dọn sạch tất cả cỏ dại trong khu vực canh tác và ngày càng sử dụng nhiều thuốc diệt cỏ hơn. Là nông dân hữu cơ, chúng ta cần phải hiểu rõ những bất lợi của cỏ dại, nhưng cũng cần nhận thấy được những lợi thế nhất định mà chúng mang lại. Cỏ dại là một phần  trong hệ thiên nhiên và nó đấu tranh để suy trì sự cân bằng. Tất các các yếu tố tích cực của cây phân xanh cũng có thể có ở cỏ dại, tuy nhiên sự khác biệt là cỏ dại rất khó loại bỏ nếu chúng ta không cần chúng nữa.

Để được biết thêm chi tết về tất cả sản phẩm cũng như các ưu đãi khác, Bà con vui lòng liên hệ theo các thông tin sau, đội ngũ chuyên viên của PyLoAgri sẽ hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí:

PyLoAgri – Nông nghiệp Thuận Tự Nhiên

Hotline: 091 411 86 61 

Email: info@PyLoAgri.com

Fanpage: Pyloagri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên

Địa chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, Tp. HCM 

Nguồn: PyLoAgri.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.