Mô hình nông nghiệp xanh đang trở thành xu hướng trong ngành nông nghiệp hiện nay, tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa hiểu đúng về khái niệm này.
Mô hình nông nghiệp xanh đã trở thành một xu thế hiện nay khi mà áp lực lên ngành nông nghiệp ngày càng gia tăng. Người dân đang tìm kiếm một giải pháp nông nghiệp ổn định và hiệu quả hơn. Một trong những lựa chọn lý tưởng hiện nay đó là nông nghiệp xanh, mô hình chưa được thực sự khai thác bởi còn một số hạn chế về tiềm lực và cách khởi đầu.
Nông nghiệp xanh là gì?
Mô hình nông nghiệp xanh xuất hiện trong thế kỷ XXI khi một số hạn chế của ngành nông nghiệp truyền thống tác động đáng kể đến môi trường và con người. Một nhà nông sẽ không thể giữ được vị trí làm nông của mình trên thị trường nếu không thoả mãn được yêu cầu về năng suất, kinh tế đồng thời đảm bảo an toàn cho hệ sinh thái và con người. Nền nông nghiệp truyền thống dù mang lại năng suất vượt trội nhưng chỉ tối ưu vào nửa sau thế kỷ XX. Song, con người lại cần một nền nông nghiệp năng suất cao và bảo vệ môi trường với sự phát triển của thế kỷ XXI.
Trong khi đó, nông nghiệp xanh có thể làm được điều đó. Đây là động thái lâu dài cho chiến lược nông nghiệp bền vững. Bởi mô hình này không chỉ mang lại năng suất cao từng ngày một cách ổn định mà còn không ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ con người và môi trường.
Một số hình thức đầu tư nông nghiệp xanh phổ biến hiện nay như nông nghiệp thực phẩm hữu cơ (organic farming). Mục tiêu của nó chính là đảm bảo một nền nông nghiệp đầu tư năng suất, giá rẻ, bền vững và không ảnh hưởng đến hệ sinh thái. Có thể nói, nông nghiệp xanh chính là lựa chọn thông minh của một nông dân có tầm nhìn.
Giới thiệu một mô hình nông nghiệp xanh có hiệu quả
Một trong những mô hình nông nghiệp xanh đem lại hiệu quả tối ưu phải nhắc đến mô hình cánh đồng mẫu lớn. Mô hình này đặc biệt hiệu quả đối với các loại cây lương thực, canh tác lúa. Hình thức này được khởi xướng từ năm 2011 với mục tiêu là sản xuất nông nghiệp quy mô lớn. Bản chất của nó chính là liên kết các đối tượng sản xuất với nhau nhằm khắc phục hạn chế của cách mạng xanh, bao gồm cả sự tham gia của chính phủ, Nhà nước.
Nhà nông sẽ được hỗ trợ máy móc, ghi chép nông nghiệp cũng như đầu tư định kỳ. Mặc dù mô hình này không phải là hình thức tối ưu nhất nhưng nó hạn chế được ảnh hưởng lên môi trường nhờ vào sự áp dụng đa dạng sinh thái, hạn chế tần suất canh tác dày đặc và xen lẫn.
Những cánh đồng mẫu lớn phát triển với sự hợp tác của nhiều nhà nông, mục đích là giảm diện tích đất canh tác bừa bãi và đảm bảo khâu an toàn đối với hệ sinh thái. Các kỹ thuật phổ biến chẳng hạn như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm dù canh trồng trên đất trồng lớn nhưng có xen canh hợp lý, không gây áp lực trên môi trường và đất canh tác.
Vai trò của nông nghiệp xanh đối với mô hình nông nghiệp bền vững
Một số lợi ích mà mô hình nông nghiệp xanh đem lại cho ngành nông nghiệp bền vững có thể kể đến:
- Phục hồi và cải thiện đất trồng: Giúp phục hồi đất đai, loại bỏ được chất độc hại, lấy lại sự màu mỡ, phì nhiêu tự nhiên để đất trẻ hoá theo thời gian. Đồng thời tăng hàm lượng nitơ trong đất và cân bằng chất dinh dưỡng có trong đất, bảo toàn độ phì nhiêu theo thời gian
- Giảm tác động và phát thải hoá chất độc hại đến môi trường: Việc không sử dụng các loại hóa chất độc hại giúp cân bằng được nguồn dinh dưỡng cho hệ sinh vật đất, phục hồi hệ sinh thái ổn định hơn
- Hệ sinh thái tự nhiên và duy trì đa dạng sinh học: các loài côn trùng được bảo vệ để hỗ trợ nhau sinh trưởng và phát triển
- Tạo sản phẩm lành mạnh và đáng tin cậy: Sản phẩm được tạo ra mang hương vị tự nhiên đặc trưng, không có dư lượng chất độc hại, chất kháng sinh trên sản phẩm.
- Đảm bảo sức khỏe con người, bảo vệ môi trường: Loại bỏ được tình trạng chất thải bao bì phân bón, hóa chất độc hại phát tán vào môi trường, hạn chế tình trạng trôi hoá chất bảo vệ thực vật và phân bón dư thừa vào nguồn nước cận khu vực canh tác.
Những thách thức của nền nông nghiệp xanh
Về cơ bản, mô hình nông nghiệp xanh chưa có giới hạn cũng như hạn chế nên nó được xem là giải pháp tối ưu trước mắt dành cho nhà nông cũng như nhà kinh doanh nông nghiệp. Tuy nhiên, thị trường vẫn sẽ có một vài hạn chế khiến hình thức này chưa phát triển hết năng suất và chưa được đầu tư đúng mức.
Trong đó, vấn đề lớn nhất chính là chênh lệch thị trường và hạn chế trong quản lý cung – cầu và lợi nhuận. Nếu mô hình này muốn phát triển, người sản xuất cần làm quen với nó và đưa nó len lỏi vào nền sản xuất hiện tại.
Bên cạnh đó, yếu tố đi kèm chính là tiềm lực công nghệ và giá cả cũng như sự tiếp nhận của thị trường tiêu thụ.
Trên đây, PyLoAgri đã chia sẻ đến quý độc giả về mô hình nông nghiệp xanh, hy vọng nó sẽ hữu ích đối với bạn!
Nguồn: PyLoAgri.com
>>> XEM THÊM: Thế Nào Là Nông Nghiệp Sinh Thái Bền Vững?