Biểu hiện thiếu dinh dưỡng trên cây trồng

Chia sẻ

 

Không phải tất cả những vấn đề mà cây trồng gặp phải đều có nguyên do từ nấm hại, hoặc côn trùng hay sâu bệnh gây ra. Đôi khi một số yếu tố khó để nhận ra điển hình như việc thiếu hụt hay dư thừa quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng có thể là nguyên nhân chính gây nên những vấn đề đó. Thiếu dinh dưỡng trên cây trồng do nhiều nguyên nhân gây nên, có thể do bản thân đất trồng không thõa mãn và việc bón bổ sung dinh dưỡng không đủ hoặc bón đủ nhưng cây trồng không hấp thụ sử dụng được.

Khi phân tích thành phần của thực vật, người ta tìm ra sự hiện diên của khoảng 60 nguyên tố hóa học

Các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng

Trong cơ thể thực vật chứa rất nhiều nguyên tố khoáng. Chúng giữ một vai trò rất quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển của mọi loài thực vật. Khi phân tích thành phần của thực vật, người ta tìm ra sự hiện diên của khoảng 60 nguyên tố hóa học. Tuy nhiên, chỉ một số nguyên tố là tối quan trọng đối với cây trồng, gọi là các nguyên tố thiết yếu. Năm 1980, Galston đã tìm ra 16 nguyên tố thiết yếu với cây trồng là: C, H, O, N, S, L, P, Mg, Mn, Ca, Fe, Cu, Zn, Mo, B, Cl. Đến năm 1998, Lincoln Taiz đã bổ sung thêm 3 nguyên tố thiết yếu nữa là Na, Si, Ni và nâng tổng số lên thành 19 nguyên tố thiết yếu. Đây đều là những nguyên tố rất quan trọng và cần thiết với quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. Chỉ cần thiếu một trong số các nguyên tố đó, dinh dưỡng cho cây trồng sẽ bị mất cân đối và cây không thể hoàn thiện chu kỳ sống của mình.

Mỗi một nguyên tố, mặc dù là nguyên tố thiết yếu, nhưng chúng chỉ phát huy tốt vai trò của mình với đời sống cây trồng khi chiếm một hàm lượng nhất định, phù hợp với từng loại cây. Khi hàm lượng thừa hay thiếu quá nhiều sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy gây rối loạn sinh trưởng của cây trồng. Bài viết này xin giới thiệu những biểu hiện khi cây thiếu hụt một số nguyên tố, để người trồng trọt có thể phân biệt giữa triệu chứng thiếu dinh dưỡng với các triệu chứng bệnh do vi sinh vật gây ra. Từ đó có sự điều chỉnh việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trong quá trình canh tác: 

Các yếu tố ảnh hưởng tới việc hấp thụ chất dinh dưỡng ở cây trồng

  • Độ pH trong đất: Nồng độ pH trong đất ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hấp thụ cũng như trao đổi các chất dinh dưỡng trong cây trồng. Khiến các nguyên tố dinh dưỡng khó có thể được hòa tàn mà sẽ bị giữ lại ở trong đất.
  • Điều kiện môi trường: Khi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thường đồng thời gây nên sự ức chế đối với quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng trong cây.
  • Nước: Tham gia vào việc hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất, giúp cây thực hiện quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng bên trong. Vì thế việc thiếu hụt nước cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt các chất dinh dưỡng.
  • Kết cấu đất: Đất nông nghiệp thường bị mất đi kết cấu đất tự nhiên, ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng giữ nước, chuyển hóa các chất dinh dưỡng vốn có của đất.
  • Rễ: Là cơ quan trực tiếp thực hiện chức năng hút nước, dinh dưỡng để nuôi cây. Chính vì thế khi hệ cây trồng gặp phải sự cố sẽ kéo theo những hoạt động hấp thu, vận chuyển bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nguyên tố dinh dưỡng và biểu hiện của bệnh thiếu dinh dưỡng trên cây trồng

Các nguyên tố dinh dưỡng cho cây trồng tham gia vào quá trình trao đổi đất, cấu tạo chất sống, các hoạt động sinh lý, tăng tính chống chịu của cây trồng. Là yếu tố then chốt quyết định năng suất, chất lượng nông sản. Tình trạng thiếu dinh dưỡng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng hạn chế sự phát triển của cây trồng, ảnh hưởng xấu đến năng suất, chất lượng nông phẩm. Việc tìm hiểu và xác định kịp thời dấu hiệu và nguyên nhân dẫn đến việc thiếu dinh dưỡng sẽ giúp nhanh chóng có được phương hướng điều chỉnh kịp thời, bổ sung các dưỡng chất bị thiếu hụt từ phân bón, giúp cây phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất và chất lượng như mong muốn.

Nhóm dinh dưỡng đa lượng:

Đạm (N): Có mặt trong rất nhiều các hợp chất quan trọng, giữ vai trò quyết định trong quá trình trao đổi chất và năng lượng cũng như các hoạt động sinh lý của cây trồng. Phần lớn thực vật không có khả năng tự tổng hợp nguồn nitơ trong không khí mà chủ yếu hấp thụ dưới dạng muối nitrat.

Thiếu đạm ở cây trồng
Thiếu đạm ở cây trồng

Khi thiếu: Cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít phát triển, xuất hiện màu xanh lợt đến vàng nhạt trên các lá già, bắt đầu từ chóp lá. Khi thiếu trầm trọng số hoa bị giảm nhiều, năng suất thấp.

Khi thừa: Cây sinh trưởng mạnh, ức chế sự ra hoa, tán phát triển mạnh, nhưng lá mỏng, cây yếu dễ đỗ ngã, sức chống chịu sâu bệnh không cao.

Lân (P): Thiếu lân, không một tế bào sống nào có thể tồn tại sinh trưởng và phát triển một cách bình thường. Thời gian chín quả bị kéo dài, đồng thời làm lá cây nhanh già, dễ rụng. Có thể nhận biết các dấu hiệu nhận biết thông qua sự thay đổi màu sắc ở lá từ trở nên xanh sẫm hơn bình thường đến chuyển hẳn sang màu đỏ tía. Tuy nhiên, khi thừa lân lại không gây ảnh hưởng quá nhiều, vì đây là nguyên tố linh động, nó có khả năng chuyển từ cơ quan già sang cơ quan non.

Thiếu lân ở cây trồng

Kali (K): Cần thiết cho mọi loại cây trồng, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình quang hợp và chuyển hóa dinh dưỡng ở lá, kali giúp gia tăng khả năng hấp thụ nước và sức chống chịu. Khi cây thiếu kali sẽ xuất hiện nhiều lá vàng, phần vàng chuyển từ bìa vào phía trong. Có thể xuất hiện thêm các đốm vàng hoặc bạc.

Thiếu kali ở cây trồng

Nhóm dinh dưỡng trung lượng:

Lưu huỳnh (S): Biểu hiện của thiếu lưu huỳnh có thể nhận biết rõ nhất khi quan sát các lá đầu cành hoặc phần ngọn cây. Trong trường hợp này, lá non mất màu xanh thông thường, chuyển sang màu vàng, trắng, lá mỏng hơn so với những cây khỏe mạnh, gân và phiến lá đều mất màu. Bìa lá bị quăn vào bên trong và dễ rách.

Thiếu lưu huỳnh ở cây trồng
Thiếu lưu huỳnh ở cây trồng

Canxi (Ca): Canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành tế bào, hình thành các mô cơ quan của cây. Khi cây bị thiếu canxi, vì là chất không di động trong cây nên biểu hiện thiếu canxi thường thể hiện ở các lá non trước. các lá non mới nhú sẽ có biểu hiện biến dạng, mang màu xanh sẫm không bị thường. Với các trường hợp thiếu canxi nghiêm trọng, cành non rất dễ chết, lá cây bị quăn, trái cây bị nứt.

Thiếu canxi ở cây trồng

Magie (Mg): Magiê là thành phần quan trọng của phân tử diệp lục nên nó quyết định hoạt động quang hợp của cây. Thiếu magie cũng gây ra tình trạng vàng lá như khi thiếu lân. Tuy nhiên khi thiếu lân, lá cây bị vàng từ rìa vào trong còn thiếu magie thì lá cây chuyển vàng ở phần thịt giữa các gân lá, phần bìa lá vẫn sẽ có màu xanh. Khi tình trạng thiếu magie kéo dài, toàn bộ lá sẽ chuyển vàng và rụng sớm. Số lượng đậu trái ít, quả nhỏ và ít ngọt.

Thiếu magie ở cây trồng

Nhóm dinh dưỡng vi lượng:

Kẽm (Zn): Lá non ở các cây thiếu kẽm có phần bìa và gân màu xanh trong khi phần phiến lá giữa các gân thì chuyển vàng. Ít phân cành, rẽ nhánh và gần như các cành không phát triển, số lượng quả ít và có chất lượng kém.

Thiếu kẽm ở cây trồng

Đồng (Cu): Các cây thiếu đồng thường xuất hiện tình trạng chảy gôm, với các cây ăn quả thì tính trạng này diễn ra nghiêm trọng hơn và cũng dễ nhận biết hơn. Nếu thiếu đồng trong thời kỳ ra quả thì trên trái dễ xuất hiện các vết hoại tử.

Thiếu đồng ở cây trồng

Mangan (Mn): Ở các cây trồng thiếu mangan, phần thịt lá, bìa lá chuyển sang màu vàng nhưng các gân thì vẫn giữ màu xanh đậm.

Thiếu mangan ở cây trồng

Sắt (Fe): Vai trò quan trọng nhất của sắt là hoạt hóa các enzym của quá trình quang hợp và hô hấp, hàm lượng sắt trong lá cây có quan hệ mật thiết đến hàm lượng diệp lục trong chúng. Lá ở các cây trồng thiếu sắt sẽ chuyển sang màu xanh nhạt, các gân lá vẫn giữ màu đậm với phần thịt giữa các gân úa vàng. Có thể thấy rất rõ sự tách biệt màu sắc giữa các bộ phận trên lá. Nếu tình trạng thiếu sắt nghiêm trọng, toàn bộ lá chuyển sang màu vàng hoặc trắng.

Thiếu sắt ở cây trồng

Bo (B): Các lá non bị biến dạng, mỏng và có màu rất nhạt, bề mặt xuất hiện các đốm màu vàng, trắng. Trên thân và cuống lá sẽ có các vết nứt, hoa thì kém phát triển và chất lượng quả suy giảm.

Thiếu nguyên tố Bo ở trái dâu tây

Molypden (Mo): Cây kém phát triển, xuất hiện các đốm vàng có kích thước lớn lá cây. Khi đất quá chua hay khi bón phân có hàm lượng đạm và lân quá cao sẽ gây cản trở sự hấp thụ Mo của cây trồng.

Thiếu molypden ở cây trồng

Mỗi thành phần giữ một vai trò nhất định trong sự sinh trưởng và phát triển của cây. Trên thực tế cây trồng thường thiếu nhiều hơn một loại khoáng chất và bao gồm cả các nguyên tố trung lượng lẫn vi lượng. Để khắc phục những triệu chứng thiếu dinh dưỡng nêu trên thì giải pháp bón phân đầy đủ ngay từ đầu vụ giữ vai trò quyết định. Nhưng cần lưu ý đến sự cân đối giữa các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng, giữa phân hóa học và phân hữu cơ và đồng thời chú ý tời thành phần để đảm bảo cung cấp đúng những nguyên tố mà cây đang cần. Những nguyên tố này sẽ dễ dàng được hấp thụ qua phân bón lỏng sẽ bổ sung tốt cho cây trồng như: PyLo D02 – Siêu ra rễ, Nutrient Combi Pylo, Pylo Organic Life, Humic 70 Pylo,…

Để được biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm cũng như các ưu đãi khác, bà con vui lòng liên hệ theo các thông tin sau, đội ngũ chuyên viên của PyLoAgri sẽ hỗ trợ tư hoàn toàn miễn phí:

PyLoAgri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên 

Hotline: 091 411 86 61 

Email: info@PyLoAgri.com

Fanpage: Pyloagri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên

Địa chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, Tp. HCM 

Nguồn: PyLoAgri.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.