Giải pháp phòng – trừ bệnh Nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng

Chia sẻ
Sầu riêng – “Vua” của các loại cây trồng
Mùa mưa là mùa gây bệnh hại trên cây trồng đặc biệt là với cây lấy quả. Tuy có những loại bệnh đã xuất hiện từ rất lâu nhưng nhiều bà con vẫn chưa tìm được phương pháp giải quyết hữu hiệu nhất, điển hình như bệnh nứt thân xì mủ, thối gốc trên cây sầu riêng, cam, bưởi,… bệnh hại này đã làm thiệt hại nặng nề đối với nhiều vườn cây, do chúng lây lan nhanh và khó phòng trị. Bệnh ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng và phát triển của cây, ảnh hưởng đến quá trình ra hoa đậu quả. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây thiệt hại nặng nề cho nhà vườn. Trong bài viết dưới đây, PyLoAgri xin được chia sẻ đến với Bà con một số các phòng và điều trị bệnh nứt thân xì mủ trên cây trồng.

Nguyên nhân gây bệnh 

Bệnh Nứt thân xì mủ do nấm Phytophthora gây nên là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu đối với cây sầu riêng. Loài nấm này luôn có sẵn trong đất, chỉ chờ cơ hội để tấn công cây trồng. dày giúp chúng có khả năng thích ứng và tồn tại trong điều kiện môi trường không thuận lợi. Ngoài ra, sợi nấm có thể lây lan qua gió và nước, vì vậy không chỉ trên thân cành và rễ, mà tất cả các bộ phận của cây đều có thể nhiễm bệnh, kể cả trên lá, ngọn, trái. Nấm Phytophthora palmivora thường lưu tồn trong đất dưới dạng bào tử vách và bào tử còn lưu tồn trong các vết bệnh trên thân, trên cành, trên lá, trái bị bệnh và các xác bả thực vật, từ đây nấm dễ dàng phát tán.
Nấm Phytophthora palmivora
Từ nguồn bệnh ban đầu khi gặp điều kiện thích hợp như nhiệt độ thấp, mưa nhiều thì bào tử vách dầy có khả năng sinh sản động bào tử và chúng có thể bơi lội trong nước tự do đến vị trí rễ và lông hút để gây hại nhờ có 2 lông roi. Từ các vết bệnh ban đầu các sợi nấm sẽ sinh sản rất nhiều bào tử và lây lan rất nhanh trong điều kiện có gió, mưa hay bị lũ lụt. Nguồn nước tưới trong vườn cũng là yếu tố làm cho nấm phát tán, lây lan rất nhanh trong vườn và trong cùng khu vực. Ngoài ra, con người và côn trùng như mối, kiến nguồn cây giống cũng là những phương tiện góp phần làm lây lan và phát tán nguồn bệnh.
Khi điều kiện môi trường thay đổi vô tình tạo thuận lợi cho nấm bệnh phát triển (như mưa dầm, thời tiết cực đoan) khiến sức đề kháng của cây giảm sút, cây trồng sẽ dễ bị nấm Phytophthora tấn công. Đặc biệt là thời điểm ức chế sinh trưởng để xử lý ra hoa nghịch vụ vào mùa mưa, sức cây đột ngột giảm mạnh. Nếu như chỉ có nấm Phytophthora, khi cây bị suy yếu và gặp điều kiện bất lợi thì mới phát sinh bệnh. Còn khi có mọt đục cành, thì dù là cây khoẻ mạnh, cũng sẽ là con mồi ngon của loài nấm bệnh này. Nấm tấn công vào ổ của mọt đục cành và dễ dàng xâm nhiễm vào bên trong thân cành. Rồi lan rộng nhanh chóng nhờ sự di chuyển khắp nơi của loài mọt bé nhỏ này. Nếu ko phát hiện kịp thời, để cho vết bệnh xì mủ ăn giáp thân thì cây sẽ ko sống nổi, do các phần da bệnh bị thối dần, mất đi khả năng dẫn dinh dưỡng để nuôi cây, từ đó cây mất sức mà chết. Có lẽ những cây khoẻ mạnh đó sẽ ko bị bệnh thối thân xì mủ nếu như bạn quản lý tốt nhóm côn trùng chích hút và mọt đục cành gây hại.

Đặc điểm phát sinh và tiến triển của bệnh Nứt thân xì mủ

Bệnh nứt thân xì mủ thường phát triển mạnh vào mùa mưa nhờ ẩm độ cao và sự lây lan nấm bệnh thông qua điều kiện thời tiết. Nước mưa ứ đọng, ngập úng làm tổn thương bộ rễ và tạo cơ hội cho nấm Phytophthora tấn công. Đặc biệt, vào giai đoạn này, tuyến trùng hoạt động mạnh mẽ, tuy chúng không gây chết cây, nhưng nấm bệnh tấn công bộ rễ thông qua vết thương do chúng tạo nên thì sẽ đe dọa đến sự sinh tưởng và phát triển của cây trồng. Nấm hại sẽ tấn công cây trồng thông qua vết chích của tuyến trùng, làm thối rễ non, xì mủ ở vùng rễ và lan dần tới gốc.
Bệnh nứt thân xì mủ trên cây
Bệnh nứt thân xì mủ trên cây
Đặc thù sự tiến triển của bệnh đều diễn ra âm thầm. Mọt đục cành lén lút ăn luồn sâu vào bên dưới lớp vỏ, tuyến trùng với kích thước siêu bé nhỏ ko thể nhìn thấy bằng mắt thường, nấm Phytophthora ăn luồng trong mạch nhựa, làm thối hư cả một vùng rộng lớn, nhưng khi vết bệnh trở nên rất trầm trọng thì mới biểu hiện xì mủ ra bên ngoài. Chính vì đặc tính lặng lẽ này mà bệnh nứt thân xì mủ được mệnh danh là một căn bệnh ung thư quái ác. Chúng ta thường khó nhận biết.

Triệu chứng bệnh

Nấm Phytophthora gây hại trên sầu riêng từ giai đoạn vườn ươm đến cây trưởng thành và cây đang trong giai đoạn cho trái. Xuất hiện triệu chứng trên rễ, thân, lá và trái.
Trên rễ: Thường thấy phần rễ bị thối có màu nâu đen, rễ chết dần làm cây chậm phát triển. Nấm hại sẽ tiếp tục xâm lấn mạnh dần lên đến phần thân cây phía trên, làm chảy nhựa thân.
Trên thân, cành: Xuất hiện dấu hiệu chảy nhựa ra trên về mặt vỏ cây, vết bệnh ướt và phần nhựa chảy có màu nâu. Nấm thường tấn công xung quanh gốc và các cành của sầu riêng. Nếu cây bị hại nặng vết bệnh sẽ phát triển lan xung quanh thân chính và cành làm cho bộ lá biến màu vàng úa, cuối cùng làm cây suy kiệt mà chết vì không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi cạo lớp vết bệnh sẽ thấy phần gỗ có màu nâu sẫm chạy dọc theo thân cây và cành.
Khi cạo lớp vết bệnh sẽ thấy phần gỗ có màu nâu sẫm chạy dọc theo thân cây

Trên lá: Vết bệnh đầu tiên là những đốm đen nâu nhỏ trên mặt lá và lan nhanh ra khắp bề mặt phiến lá. Sau khoảng 2 ngày sẽ bắt đầu chuyển nâu và bào tử nấm khi đó sẽ lây sang các lá xung quanh. Lá sẽ nhũng rồi khô dần sau vài ngày. Khi gặp điều kiện thời tiết có mưa và gió mạnh kéo dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh lây lan ra khắp cả vườn.

Biểu hiện Nứt thân xì mủ bệnh trên lá sầu riêng
Trên trái: Vệt bệnh khởi đầu là một vài chấm nhỏ màu nâu đen thường xuất hiện ở vị trí dọc theo chiều từ cuống trái sầu riêng trở xuống xung quanh trái. Sau đó phát triển thành hình tròn hay loang lỗ và có màu nâu trên vỏ trái. Khi trái già, vết bệnh sẽ nứt ra và phần thịt bên trong bị thối. Có thể nhìn thấy rõ nhiều sợi nấm màu trắng trên vết bệnh và làm trái sầu riêng rụng trước khi chín.
Biểu hiện Nứt thân xì mủ bệnh trên trái sầu riêng

Biện pháp xử lý bệnh nứt thân xì mủ

Để có thể hạn chế bệnh cần phải có những có chế độ canh tác bền vững và phòng trị kịp thời ngay từ ban đầu.
  • Bón vôi và quét vôi vào gốc cây vào đầu mùa mưa để sát khuẩn, ngăn ngừa nấm bệnh và nâng pH đất giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.
  • Bón nhiều phân hữu cơ để cải thiện đặc tính đất kết hợp với việc cung cấp nấm đối kháng và đồng thời tăng cường hoạt động của các vi sinh vật trong đất.
  • Bố trí mật độ cây phù hợp, không trồng với mật độ quá dày, cây sẽ đan tán vào nhau và phân gốc thường xuyên thiếu ánh sáng sẽ là điều kiện để phát sinh mầm bệnh.
  • Thường xuyên cắt tỉa để giữ cho vườn luôn được thông thoáng.
  • Bón phân cân đối và đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của cây. Nên ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ sinh học (qua lá và gốc) để có thể duy trì hàm lượng hữu cơ trong đất luôn ở mức ổn định nhất. Vì khi đất thiếu hữu cơ sẽ là tiền đề cho bệnh lây lan và phát triển.
  • Cần xem xét lại công thức bón phân, nên chia nhỏ lượng phân bón mỗi lần sử dụng. Nếu có thể nên thay thế sang các loại Phân bón Hữu cơ Khoáng để giảm thiểu những tác động xấu đến hệ rễ trong thời gian này.
Trong thực tế, giải pháp được đa số nhà vườn áp dụng là cạo vết bệnh sau đó bôi thuốc trị nấm lên thân cây. Nhưng khi bệnh chuyển biến nặng sẽ tiến hành phun thuốc vào cây giúp cây nhanh chóng phục hồi.
Cạo vết bệnh và bôi thuốc là phương pháp thường được nhà vườn áp dụng
Cạo vết bệnh và bôi thuốc là phương pháp thường được nhà vườn áp dụng
Khi thấy triệu chứng bệnh ở gốc (xì gôm, chảy nhựa mủ) tức là bệnh đã phát triển tương đối mạnh, lúc này phần vỏ cây và gỗ phía trong đã bị gây hại. Do đó bà con cần tiến hành triển khai đồng bộ các biện pháp chăm sóc riêng cho những cây bị bệnh. Trong trường hợp bệnh trở nặng, tạm ngưng ngay việc bón phân vì lúc này việc bón phân qua rễ hoặc lá chỉ làm tình trạng thêm trầm trọng hơn. Nếu bệnh nhẹ, cây còn sức đề kháng tốt, đủ sức sinh trưởng nên chọn các loại phân bón hữu cơ sinh học, chia theo đừng giai đoạn để bón.

Tại những phần vỏ cây bị bệnh bà con tiến hành các bước xử lý sau đây:

  • Dùng dụng cụ chuyên dụng chà xát, cạo sạch lớp vỏ đã bị bệnh. Phơi nắng cho khô, trong trường hợp nếu thời tiết bất lợi cần xử lý ngay phải dùng khăn khô lau sạch nước, hoặc dùng máy sấy sấy khô phần vỏ cây để vết bệnh cho khô kiệt nước và sạch ẩm.
  • Sử dụng Chế phẩm sinh học PyLo 11 là giải pháp xử lý tối ưu với hiệu quả phòng trừ bệnh nứt thân xì mủ. Sản phẩm có vai trò giúp cây xử lý nhanh, hiệu quả và triệt để các vết bệnh, làm lành vết thương ở hệ rễ và trên thân cây. Tiêu diệt triệt để nấm hại gây nứt thân xì mủ Phytophthora, Fusarium. Giúp cây tăng cường sức đề kháng, từ đó giúp cây phát triển khỏe mạnh, cho năng suất tốt. 
Phân Bón Lá Vi Sinh Vật PyLo 11 – Phòng Trừ Bệnh Nứt Thân, Xì Mủ, Nấm Hồng, Thán Thư, Đốm Lá

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về cách xử lý bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng hoặc các vấn đề về sâu bệnh khác trên cây trồng, Bà con vui lòng liên hệ theo các thông tin sau, đội ngũ chuyên viên của PyLoAgri sẽ hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí:

PyLoAgri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên 

Hotline: 091 411 86 61 

Email: info@PyLoAgri.com

Fanpage: Pyloagri – Nông Nghiệp Thuận Tự Nhiên

Địa chỉ: Số 22, Đường 34, Phường An Phú, Quận 2, Tp. HCM 

Nguồn: PyLoAgri.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.