Giấy Phép Xuất Khẩu, Nhập Khẩu Giống Cây Trồng Được Cấp Như Thế Nào?

Chia sẻ

Tìm hiểu thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng sẽ giúp bạn có thể lưu hành, xuất khẩu cây trồng hợp pháp. 

Giống cây trồng hay hạt lai của cây chưa được cấp quyết định công nhận công bố, lưu hành. Đồng thời không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu sẽ chỉ được xuất khẩu khi được cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống cây trồng bởi Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thủ tục để xin cấp giấy phép này ra sao? Cùng PyLoAgri tìm hiểu ngay sau đây!

Xuất khẩu giống cây trồng
Xuất khẩu giống cây trồng

Quy định về xuất khẩu giống cây trồng 

Điều luật 28 Luật trồng trọt quy định:

  • Giống cây trồng đã được cấp phép công nhận, lưu hành hoặc tự công bố lưu hành và không xếp vào Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu sẽ được xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý thương mại, ngoại thương. 
  • Giống cây trồng và hạt lai của chúng chưa được cấp phép công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hành. Đồng thời không thuộc Danh mục nguồn gen giống cây trồng cấm xuất khẩu chỉ được xuất khẩu với mục đích khảo nghiệm, nghiên cứu, triển lãm, quảng cáo, trao đổi quốc tế, không nhằm mục đích thương mại. Đồng thời phải được cho phép bởi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép. 

Hồ sơ và trình tự thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu giống cây trồng 

Tại Điều 11 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định:

Hồ sơ

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu được ban hành kèm theo Nghị định, theo Mẫu số 01.XK Phụ lục VIII
  • Tờ khai kỹ thuật được ban hành kèm Nghị định, theo Mẫu số 02.XK Phụ lục VIII
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Giấy chứng nhận Đầu tư/ Chứng minh thư nhân dân/ Căn cước công dân của người đăng ký xuất khẩu 
  • Bản sao thoả thuận hợp tác ngôn ngữ nước ngoài kèm bản dịch tiếng Việt được công chứng đối với trường hợp xin cấp phép xuất khẩu phục vụ khảo nghiệm, nghiên cứu, hợp tác quốc tế. 
  • Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia triển lãm, hội chợ của đơn vị tổ chức đối với trường hợp tương ứng. 

Trình tự thủ tục xin cấp phép 

  • Tổ chức/ cá nhân nộp đầy đủ hồ sơ tại Cục Trồng trọt. Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận, Cục Trồng trọt tiến hành thẩm định, thông báo đến người nộp trong trường hợp hồ sơ cần bổ sung, sửa đổi. Trường hợp tổ chức/ cá nhân không hoàn thiện hồ sơ trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thì có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo Quy định Khoản 1. 
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục trồng trọt tiến hành thẩm định và cấp Giấy phép xuất khẩu theo Mẫu số 03.XK Phụ lục VIII được ban hành kèm theo Nghị định. Đồng thời đăng thông tin trên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp không cấp giấy phép cần nêu rõ lý do bằng văn bản. 
Xét duyệt hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu giống cây trồng
Xét duyệt hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu giống cây trồng

Quy định về nhập khẩu giống cây trồng

Luật trồng trọt quy định tại Điều 29 như sau:

  • Giống cây trồng và hạt giống để sản xuất hạt lại đã được cấp phép công nhận lưu hành hoặc tư công bố lưu hành; hạt giống để sản xuất hạt lai phục vụ xuất khẩu được nhập khẩu và lưu hành theo quy định của pháp luật về quản lý thương mại và ngoại thương. 
  • Trường hợp nhập khẩu hạt giống phục vụ cho mua bán phải có hồ sơ, tài liệu đáp ứng quy định khoản 1 Điều 23 và khoản 1 Điều 26 Luật trồng trọt. 
  • Giống cây trồng chưa được cấp phép công nhận lưu hành hoặc tự công bố lưu hàng chị được nhập khẩu với mục đích khảo nghiệm, nghiên cứu, triển lãm, quảng cáo, hợp tác quốc tế. Đồng thời cần có sự cho phép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Giống cây trồng nhập khẩu nhằm mục đích mua bán, sản xuất phải được nhà nước kiểm tra chất lượng thông qua tổ chức thực hiện của cơ quản quản lý chuyên ngành trồng trọt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trừ những trường hợp sau:
  •  Hạt giống bố mẹ sản xuất hạt lai của giống cây trồng
  • Giống cây trồng chưa được cấp phép lưu hành hoặc tự công bố lưu hành theo quy định Khoản 2. 
  • Giống cây trồng tái xuất, tạm nhập, quá cảnh hoặc chuyển khẩu 
  • Giống cây trồng gửi kho ngoại quan
Quy định nhập khẩu giống cây trồng
Quy định nhập khẩu giống cây trồng

Hồ sơ và trình tự thủ tục xin cấp phép nhập khẩu giống cây trồng

Điều 12 Nghị định 94/2019/NĐ-CP quy định:

Hồ sơ 

  • Văn bản đề nghị nhập khẩu kèm theo Nghị định, theo Mẫu số 01.NK Phụ lục IX
  • Tờ khai kỹ thuật kèm theo Nghị định, theo Mẫu số 02.NK Phụ lục IX
  • Bản sao thoả thuận hợp tác giữa các bên trong trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm, nghiên cứu, hợp tác quốc tế
  • Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia triển lãm, hội chợ từ đơn vị tổ chức đối với trường hợp tương ứng. 
Xét duyệt hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu giống cây trồng
Xét duyệt hồ sơ xin cấp phép nhập khẩu giống cây trồng

Trình tự thủ tục xin cấp phép 

  • Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, trong vòng 5 ngày Cục Trồng trọt tiến hành thẩm định hồ sơ => Thông báo cho cá nhân/ tổ chức bổ sung, sửa đổi hồ sơ nếu cần. Trường hợp hồ sơ không được hoàn thiện trong vòng 90 ngày kể từ ngày thông báo thì cá nhân, tổ chức có trách nhiệm nộp lại hồ sơ theo quy định Khoản 1. 
  • Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt sẽ thẩm định, cấp Giấy phép nhập khẩu giống cây trồng kèm theo Nghị định, theo Mẫu số 03.XK. Đồng thời đăng tải thông tin lên cổng thông tin điện tử của Cục Trồng trọt và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp không cấp giấy phép cần nêu rõ lý do bằng văn bản.

Mẫu văn bản đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu giống cây trồng

Quy định nhập khẩu giống cây trồng
Quy định nhập khẩu giống cây trồng

Mẫu văn bản đề nghị cấp quyết định nhập khẩu giống cây trồng

Như vậy, PyLoAgri đã chia sẻ đến bạn về những quy định, thủ tục cấp phép xuất, nhập khẩu cây trồng. Hy vọng thông tin trên sẽ bổ ích đối với bạn!

Nguồn: PyLoAgri

=> XEM THÊM: Những Giống Cây Ăn Quả Nổi Tiếng Lẫn Trong Và Ngoài Nước Của Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.